Nhân viên nghĩa trang chạy đua 10 phút chôn nạn nhân Covid-19 để tránh lây bệnh

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ông Junaidi Hakim, nhân viên làm việc ở một nghĩa trang tại thủ đô Jakarta của Indonesia phải chạy đua với thời gian để kịp chôn cất các bệnh nhân chết vì mắc Covid-19.
Nhân viên nghĩa trang chạy đua 10 phút chôn nạn nhân Covid-19 để tránh lây bệnh
Nhân viên nghĩa trang chạy đua 10 phút hoàn thành công đoạn chôn nạn nhân Covid-19 để tránh lây bệnh. (Ảnh: AP)

Theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), nhóm nhân viên khoảng 50 người làm việc ở nghĩa trang Pondok Ranggon, một trong những nơi chôn cất các bệnh nhân chết vì Covid-19 tại Jakarta, đã phải làm việc lên tới 15 giờ/ngày và 7 ngày/tuần với mức lương tháng 4,2 triệu rupiah (290 USD).

Nhóm nhân viên thường phải nhanh tay đào hố chôn mới, sau đó hoàn thành toàn bộ công đoạn chôn th‌i th‌ể nạn nhân Covid-19 chỉ khoảng 10 phút nhằm giảm thiểu nguy cơ nhiễm virus.

“Công đoạn đáng lo ngại nhất chính là khi chúng tôi hạ quan tài xuống huyệt do chúng tôi phải chạm vào nó. Chúng tôi cảm thấy bớt căng thẳng khi hoàn thành việc chôn cất”, ông Hakim (42 tuổi), người cha của 4 đứa con chia sẻ.

Hàng ngày, các nhân viên ở nghĩa trang Pondok Ranggon thường đào ít nhất 20 hố chôn mới. Những th‌i th‌ể được mang tới chôn cất nằm trong những chiếc quan tài màu trắng ghi tên, ngày sinh và ngày mất của nạn nhân.

Theo ông Hakim, dù đã làm việc vô cùng chăm chỉ, nhưng nhóm của ông cũng không kịp chôn cất những th‌i th‌ể được xác định mắc Covid-19 và cả nạn nhân được cho chết vì nhiễm virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp.

“Các xe cứu thương không dừng vận chuyển th‌i th‌ể tới nghĩa trang”, ông Hakim nói.

Dưới cái nắng nóng khủng khiếp, các nhân viên làm việc ở nghĩa trang vừa phải chạy đua với thời gian để chôn cất th‌i th‌ể, vừa phải nghe những tiếng khóc than của người thân nạn nhân từ phía xa.

“Tim tôi như tan nát khi nghe người thân của các nạn nhân than khóc. Tôi đã làm nghề này 33 năm, nhưng chưa bao giờ tôi cảm thấy mệt mỏi như hiện tại. Đây có lẽ là sự thử thách của Chúa”, ông Minar (54 tuổi), nhân viên làm việc tại nghĩa trang Pondok Ranggon cho hay.

Thử thách mà ông Minar nhắc tới chính là việc nhiều người dân theo đạo Hồi ở Indonesia đang tiến hành tháng lễ ăn chay Ramadan, do đó, họ thường không ăn và uống nước toàn bộ thời gian ban ngày.

Ông Naman Suherman (55 tuổi) nhấn mạnh, ông có thể vượt qua được cơn đói và khát là nhờ niềm tin ông đang một công việc “cao quý” đẻ giúp các nạn nhân được an nghỉ.  

Hiện con số thống kê chính thức có bao nhiêu người ở Indonesia mắc Covid-19 trong tổng số hơn 260 triệu dân vẫn chưa được công bố. Còn theo số liệu chính thức được Indonesia đưa ra hôm 18/5, quốc gia này có 1.191 người t‌ử von‌g vì Covid-19, song nhiều người tin rằng con số thực tế còn cao hơn nhiều bởi Indonesia là một trong những quốc gia có tỷ lệ xét nghiệm Covid-19 thấp nhất thế giới.

Giới chức trong chính phủ Indonesia cũng thừa nhận, số liệu về các ca mắc và t‌ử von‌g vì Covid-19 hiện vẫn chưa đầy đủ. Bởi chỉ riêng tại thủ đô Jakarta, ít nhất 2.107 trường hợp đã được chôn cất theo quy trình an toàn trong giai đoạn dịch bệnh. Con số này gần gấp đôi số liệu 1.191 người mà chính phủ Indonesia cung cấp.

Trong khi đó, nhiều thành phố khác tại Indonesia cũng ghi nhận tình trạng gia tăng số lượng th‌i th‌ể được chôn cất tại các nghĩa trang trong những tháng gần đây. Điều này cho thấy còn nhiều người chết vì Covid-19 nhưng chưa được thống kê.

Theo số liệu từ KawalCovid-19, một tổ chức gồm các chuyên gia y tế và công nghệ thành lập, ước tinh hơn 3.000 người đã chết vì mắc Covid-19 tại 16/34 tỉnh thành của Indonesia.

Điều này được chứng minh thông qua khối lượng công việc khổng lồ mà các nhân viên tại nghĩa trang Pondok Ranggon đang làm trong thời gian qua. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu, không ai hay biết về sự nguy hiểm của virus SARS-CoV-2 nên vẫn tiến hành chôn cất các nạn nhân mà không có thiết bị bảo hộ.

“Ban đầu, không ai biết gì về virus corona. Chúng tôi không biết gì về căn bệnh này cho tới khi chúng tôi xem tivi và biết rằng nó là bệnh truyền nhiễm. Ngay ngày hôm sau, tôi đã tự đi mua khẩu trang. Vài ngày sau, chúng tôi mới nhận được thiết bị bảo hộ cá nhân”, ông Minar chia sẻ.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật