Tiểu thuyết ‘Núi mẹ’ của Nguyễn Đức Nguyên vừa được vinh danh giải thưởng Hoàng Văn Thụ

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Giải thưởng mang tên Hoàng Văn Thụ (Mỗi giải A giá trị 25.000.000 đồng) là giải thưởng Văn học Nghệ thuật cao quý nhất của tỉnh Lạng Sơn, được tổ chức trao định kỳ 5 năm một lần, nhằm ghi nhận sự lao động nghệ thuật sáng tạo của các tác giả chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp, có những tác phẩm VHNT đạt giá trị cao về tư tưởng, nội dung, nghệ thuật, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời, phản ánh phong phú, chân thực mọi mặt của đời sống xã hội, đất nước.
Tiểu thuyết ‘Núi mẹ’ của Nguyễn Đức Nguyên vừa được vinh danh giải thưởng Hoàng Văn Thụ
Tác giả Nguyễn Đức Nguyên và tiểu thuyết Núi Mẹ.

Việc tổ chức giải Hoàng Văn Thụ đã thu hút được số lượng khá đông các văn nghệ sĩ tham gia, lựa chọn được những tác phẩm có chất lượng và có giá trị để phục vụ đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân các dân tộc tỉnh Lạng Sơn. Các tác phẩm đạt giải đã được Hội đồng thẩm định cân nhắc, lựa chọn kỹ lưỡng, có chất lượng nhất để trao giải. Thông qua hoạt động này, các văn nghệ sĩ Xứ Lạng đã nỗ lực, có những đóng góp quan trọng và sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Bởi thê, ý nghĩa, chất lượng và giá trị của giải thưởng Hoàng Văn Thụ là rất lớn, sự đóng góp quan trọng của các văn nghệ sĩ trong sự nghiệp bảo tồn, phát triển và sáng tạo, góp phần giữ gìn và bảo vệ văn hóa dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Tại giải VHNT Hoàng Thụ lần thứ V, Ban tổ chức đã nhận được hàng trăm tác phẩm đề cử thuộc các lĩnh vực Văn xuôi, Thơ, Âm nhạc, Mỹ thuật, Nhiếp ảnh, Nghiên cứu lý luận phê bình, Văn nghệ dân gian… của 66 tác giả trong và ngoài tỉnh. Kết quả, Hội đồng nghệ thuật Lạng Sơn đã xem xét và lựa chọn trao 36 giải; mỗi thể loại 1 giải A, 2 giải B và 3 giải C.

Nhà văn Đặng Vương Hưng (bên trái) và Nguyễn Đức Nguyên trước ngày đi dự Trại sáng tác "Cây Bút Vàng" của Chi Hội Nhà văn Công an.

Tiểu thuyết “Núi Mẹ” đã thắng điểm gần như tuyệt đối trong thể loại Văn xuôi và cũng là tác phẩm duy nhất của mảng Văn học đạt giải A (riêng thể loại Thơ lần này không có giải A). Bạn đọc sẽ bất ngờ, khi biết của tác giả của Tiểu thuyết này từng là một tử tù Hình Sự: Nguyễn Đức Nguyên sinh năm 1962, quê gốc ở Nam Trực, Nam Định, lớn lên tại thị trấn Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn, từng là một phạm nhân bị kết án t‌ử hìn‌h, được Chủ tịch nước tha tội chết. Năm 2015, Nguyên được hưởng đặc xá, trở về hòa nhập cộng đồng sau 16 năm 7 tháng thi hành án. Khả năng viết văn của Nguyễn Đức Nguyên được phát hiện trong một cuộc thi viết do Tổng cục Cảnh sát thi hành án Hình Sự và hỗ trợ tư pháp, Bộ Công an tổ chức dành cho phạm nhân có chủ đề “Sự hối hận và niềm tin hướng thiện”. Dù tác phẩm đó nộp muộn không được chấm giải nhưng trong thư gửi ban tổ chức, Nguyễn Đức Nguyên đã đề đạt nguyện vọng viết tiểu thuyết lịch sử. Những trang viết đầu tiên của “Núi Mẹ” được thai nghén từ những ngày tháng trong tù. Sau đó, tôi đã đề xuất với Chi hội Nhà văn Công an để Nguyễn Đức Nguyên tham gia trại viết cuộc thi “Cây bút Vàng” lần thứ 2 được tổ chức tại Hải Phòng. Chính những ngày tháng ở trại viết này, với sự giúp đỡ của ban tổ chức, các hội viên là nhà văn đã thành danh, Nguyễn Đức Nguyên đã hoàn thành tác phẩm “Núi Mẹ”.

Là người đã phát hiện và “đỡ đầu” cho tác phẩm của Nguyễn Đức Nguyên, ngay từ ngày đó tôi nhận ra cây bút có một số phận chẳng giống ai”. Mới 55 tuổi đời nhưng những gì mà anh đã phải trải qua thật là khủng khiếp. Có tới 4 lần bị bắt, 4 lần ngồi tù với tổng cộng thời gian hơn 22 năm 9 tháng trong trại giam. Tức là hơn một nửa cuộc đời Nguyễn Đức Nguyên đã sống là… ở trong tù. Trong đó, có tới hơn 500 ngày đêm ngồi trong phòng biệt giam, thấp thỏm chờ bị giải ra pháp trường thi hành án t‌ử hìn‌h… Việc một người đàn ông thấp bé, giọng nói nhỏ nhẹ, khuôn mặt hiền lành như Nguyên mà từng bị án t‌ử hìn‌h, từng được Chủ tịch nước tha tội chết, giảm xuống chung thân rồi đặc xá đã kiên trì, nhẫn nại hì hục viết cuốn sách mấy trăm trang thật khó tưởng tượng và hình dung được...

Tháng 10/2017, tiểu thuyết “Núi Mẹ” được NXB CAND ấn hành và ra mắt bạn đọc cũng là thành quả đầu tiên được giới thiệu đến công chúng sau hành trình dài của những cán bộ chiến sĩ Công an, trong đó có các nhà văn Công an nhằm giúp đỡ một cựu tử tù vượt lên chính mình để hoàn lương.

Gần 400 trang sách, “Núi Mẹ” viết về thân phận những con người dưới chân Núi Mẹ, một vùng đất xứ Lạng từ trước Cách mạng tháng Tám cho đến giai đoạn Việt Minh mở rộng địa bàn, tuyên truyền, vận động người dân tham gia cách mạng. Tiểu thuyết được bố cục theo 11 chương. Chất sử thi thấm đẫm trong “Núi Mẹ”, từ thiên nhiên, cảnh vật đến con người. Nổi bật là những con người yêu nước, quả cảm, bất khuất, kiên cường, đầy lòng bao dung, nhân hậu... Trong lòng "Núi Mẹ" đã âm thầm nuôi dưỡng những người con Lạng Sơn quả cảm, yêu nước, giàu đức hy sinh... Nhiều cuộc đời, nhiều số phận đã thể hiện dưới ngòi bút của một người con xứ Lạng. Đọc tiểu thuyết “Núi Mẹ”, điều dễ nhận thấy tình cảm tri ân của những tác giả hiện lên trong từng câu chữ vùng đất nuôi dưỡng mình.

Những trang viết thấm đẫm tình yêu con người, tình yêu thiên nhiên, miền đất vùng biên cương của Tổ quốc...

Mặc dù là tiểu thuyết đầu tay của một cây bút trẻ, nhưng Núi Mẹ thấm đẫm hình ảnh về một vùng đất nổi tiếng anh hùng của tỉnh Lạng Sơn. Tôi cho rằng người viết tỏ ra khá am hiểu về địa chí, lịch sử và văn hóa của vùng đất này và có khả năng diễn đạt tốt. Tác phẩm đã cố gắng thể hiện nhiều cuộc đời và số phận của người dân ở vùng biên cương phía Bắc đất nước. Có thể nhận ra những trang viết thấm đẫm tình yêu con người, thiên nhiên của miền đất Xứ Lạng. Với cảm hứng biết ơn và tri ân vùng đất đã sinh ra nuôi mình trưởng thành, Nguyễn Đức Nguyên đã dày công dựng lại lịch sử cuộc kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ và hào hùng của quân dân vùng biên ải. Điều ấy chứng minh người cựu tử tù Hình Sự này có tình yêu nồng cháy với mảnh đất biên cương nơi gia đình anh sinh sống. Giá trị của nó, theo tôi, đã vượt qua một cuốn sách thông thường bởi nó chuyển tải thành công một thông điệp nhân văn: Dù con người ta có thể gây ra tội lỗi, sai lầm tới đâu, nhưng sau khi đã chịu sự trừng phạt của Pháp Luật, được Nhà nước ân xá, thì khi họ trở về, hòa nhập với cộng đồng và xã hội, vẫn có thể đóng góp những điều tốt đẹp, trong khả năng của mỗi người. Tác giả của tiểu thuyết “Núi Mẹ” là một ví dụ cụ thể. Viết sách là công việc nhọc nhằn, đòi hòi không chỉ trình độ, năng khiếu mà con cả đức tính kiên trì. Viết tiểu thuyết lại càng khó hơn. Những người bình thường, không phải ai cũng làm được. Nguyễn Đức Nguyên có tố chất của một nhà văn…

Khi tiểu thuyết “Núi Mẹ” ra mắt bạn đọc, tác giả Nguyễn Đức Nguyên đang phải đối mặt với căn bệnh ung thư giai đoạn cuối. Tuy nhiên, anh vẫn rất lạc quan và khẳng định sẽ tiếp tục viết phần 2 của tiểu thuyết. Giải Hoàng Văn Thụ lần thứ V vô cùng ý nghĩa, khi được trao đúng dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh Hoàng Văn Thụ, với nhiều hoạt động trọng thể, được diễn ra trong 3 ngày (từ 2 - 4/11/2019); trong đó có Hội thảo khoa học cấp Bộ với chủ đề “Đồng chí Hoàng Văn Thụ- nhà lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng, người con ưu tú của quê hương Lạng Sơn”.

Xin chúc mừng Nguyễn Đức Nguyên và “Núi Mẹ”!

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật