Kẻ lấy cái chết làm trò đùa

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Có lẽ mọi người đã được nghe quá nhiều chuyện về hung thủ giết người rồi ngụy trang thành t‌ּự sá‌ּt. Nhưng t‌ּự sá‌ּt lại ngụy trang thành một vụ giết người có lẽ chưa ai được nghe. Trong cuộc đời làm bác sĩ pháp y, tôi đã từng gặp một chuyện như vậy, đúng là một chuyện hiếm thấy, con người này đã lấy cái chết ra làm trò đùa.
Kẻ lấy cái chết làm trò đùa
Minh họa: Nguyễn Đăng Phú.

Đây là một đại án trong một thành phố sầm uất, nạn nhân Cung Khởi Phàm là Trưởng phòng của một ngân hàng kiến thiết. Hôm đó, chiếc xe đưa tôi đến hiện trường là một chiếc xe hạng sang, đến nơi tôi thấy những chiếc xe đang đậu ở đó đều là những xe sang cả.

Tôi mặc quần áo blouse trắng, xách cái hòm đồ nghề điều tra tại chỗ, vừa xuống xe tôi trở thành nhân vật được mọi người chú ý, mặc dù tình huống như thế này đối với tôi là chuyện bình thường nhưng hôm nay trong lòng tôi lại có vẻ hồi hộp bởi vì trong những ánh mắt chú ý đến tôi có người mà người khác phải ngẩng cao đầu ngước nhìn.

hiện trường là một công trình kiến trúc sắp được hoàn thành, người chết được phát hiện trên sân thượng của công trình.

Cung Khởi Phàm nằm chết ở cạnh bức tường phía đông sân thượng, trên mặt phủ một lớp xi măng dày, mồm bị nhét chặt giẻ trắng và bị trói bằng dây thừng còn vòng lên quấn vào cổ.

Bên cạnh xác chết là một đống xi măng, ngay đấy có một con dao cạo, lưỡi dao đầy máu cùng với bột xi măng.

Trên thực tế, cảnh tượng kinh hoàng nhất ở hiện trường không phải là cái th‌i th‌ể người chết mà là một bãi máu ở bên cạnh th‌i th‌ể.

Trời ơi, một người sao mà nhiều máu thế? Tôi là một bác sĩ pháp y nên tôi biết trong c‌ơ th‌ể người có bao nhiêu lít máu, tôi đã nhiều lần nhìn thấy máu ở các vụ án giết người nhưng vừa nhìn bãi máu ở vụ án này tôi không khỏi giật mình.

Tôi cẩn thận quan sát hiện trường, phát hiện ở gần chỗ cổ nạn nhân có nhiều cục máu đông, từ chỗ này máu chảy ra xung quanh và loãng dần và cuối cùng trở thành huyết tương chảy vào khe hở giữa các viên gạch. Tình trạng này cho thấy máu chảy ra từ cổ mà thời gian chảy máu tương đối dài hay có thể là nói từ khi nạn nhân Cung Khởi Phàm bị vết thương ở cổ đến khi chết hẳn rất dài. Nếu bị hung thủ giết thì người bị nạn phải liều chết giãy giụa chống trả. Từ phạm vi vết máu và hướng máu chảy mà nói máu chảy ra xung quanh th‌i th‌ể phân bố đều, không bị ô nhiễm, cổ bị ngoại thương rồi chết, sự việc diễn ra cỏ vẻ “thuận buồm xuôi gió”.

Ngoài ra, ở chỗ đầu nạn nhân dựa vào góc tường, máu phun ra rất dày như sương mù độ cao thấp không đều nhưng không quá 60 cm, xem ra là nạn nhân đã ngồi lúc bị thương.

Cả khu vực hiện trường từ chỗ nằm của th‌i th‌ể trên mặt đất rất nhiều xi măng, vết máu từ mặt đất và trên tường đến áo quần và thân thể không phát hiện thấy dấu vết giằng co cũng không thấy có dấu vết của người khác. Nếu là hung thủ thì đúng là rất lợi hại, chả nhẽ đây là một vụ t‌ּự sá‌ּt? Câu nói này đừng nên thốt ra từ miệng tôi, vì không thể tìm thấy bằng chứng thì cô bác sĩ Lục Phách Thạch sẽ băm vằm tôi ra.

Nhìn bên ngoài mà nói, nạn nhân hình như bị hung thủ dùng bột xi măng tạt mù mắt, sau đó bịt mồm và trói lại, cuối cùng bị cứa cổ dẫn đến chảy quá nhiều máu mà chết. Đây chỉ là biểu hiện ở bên ngoài, nhưng tôi còn phải thông qua hiện tượng và dấu vết để xem xét sự thực quá trình đã dẫn đến cái chết của nạn nhân.

Tôi yêu cầu đưa th‌i th‌ể vào phòng để giải phẫu. Trong phòng giải phẫu tôi có thể bình tĩnh lại, cẩn thận tỉ mỉ kiểm tra cái th‌i th‌ể.

Thật là kỳ lạ, bột xi măng ở trên mặt không phải là do người khác tạt vào. Tôi dùng cài kẹp để banh mí mắt người chết nhưng thấy nhãn cầu vẫn sạch sẽ, bên trong mắt không hề có một tý xi măng nào. Tôi có thể khẳng rằng nạn nhân đã nhắm mắt khi xi măng được xoa lên mặt, cả mặt đầy xi măng nhưng bên trong mắt lại rất sạch sẽ?.

Hay là tôi nên xem xét đôi bàn tay của nạn nhân. Quả nhiên hai bàn tay của nạn nhân đã tìm ra đáp án. Cung Khởi Phàm đã dùng tay phải nắm bột xi măng xoa lên mặt vì lòng bàn tay phải đầy xi măng.

Bây giờ tôi lại xem cái mồm bị nhét giẻ. Tôi lấy kẹp nhẹ nhàng kéo bỏ miếng vải trong miệng nạn nhân ra và phát hiện đây là nửa cái khăn tắm màu trắng nhỏ. Trên cái khăn tôi thấy có vết máu, sau đó tôi xem kỹ khoang miệng của nạn nhân thấy khoang miệng bình thường không có gì tổn thương cũng như không chảy máu. Nhìn kỹ thấy rằng cái khăn đã được đưa vào miệng trong trạng thái không bị cản trở.

Tôi thấy vết xé của cái khăn còn rất mới, thế là tôi đã vô ý thức thò tay vào túi quần của nạn nhân và đúng là nửa cái khăn kia đang ở trong đó.

Trừ phi có một loại tình trạng tức là hai tay của nạn nhân đã bị trói nên nạn nhân đã mất đi năng lực chống lại hung thủ và mọi việc là do hung thủ uy hiế‌p… Vậy phải xem xem nạn nhân bị trói như thế nào?

Tôi cẩn thận xem xét hai tay của người chết bị trói như thế nào? Tôi thấy hai cánh tay trên bị trói ngang ngực bằng hai sợi dây thừng rồi được quấn quanh cổ sau đó thắt nút lại, do dây thừng buộc sát lên tận nách nên hai cánh tay dưới vẫn có thể hoạt động được.

Vòng dây quấn quanh cổ cũng rất lỏng không gây thành áp lực với cổ, tôi thử đưa ba ngón tay vào mà vẫn lọt. Cuối cùng tôi nhờ trợ lý tìm cho tôi một sợi dây thừng rồi tôi mô phỏng kiểu trói như của nạn nhân để học mánh khóe của người người chết.

Đầu tiên tôi gập đôi sợi dây thừng thắt một nút buộc rồi lồng vào cánh tay phải, sau đó tôi quấn vòng thứ nhất vòng ngang qua ngực và lưng kéo sang cánh tay bên trái quấn một vòng rồi quấn vòng thứ hai, vòng thứ ba sau đó thắt một nút trước ngực, đoạn dây thừng còn dư tôi vòng lên cổ hai vòng rồi lại thắt một nút nữa.

Tự mô phỏng cách trói của nạn nhân xong tôi càng vững tin hơn: Thứ nhất, một người có thể tự trói mình giống như kiểu trói trên thân thể nạn nhân. Thứ hai, do dây trói sát lên tận nách nên không ảnh hưởng đến hoạt động của hai cánh tay dưới, hai cánh tay dưới vẫn có thể làm những phần ngụy trang khác và có thể tự hại mình.

Để loại trừ nạn nhân bị giết trong tình trạng hôn mê, tôi chú trọng kiểm tra tình trạng tổn thường thân thể của nạn nhân. Trừ vết dao cứa ở cổ có thể gây t‌ử von‌g trên thân thể nạn nhân không hề có một vết thương hay dấu vết B.L nào, hóa nghiệm cũng không phát hiện trong c‌ơ th‌ể có chất độc.

Vết thương chí mạng là hai vết dao cửa ở cổ, động mạch và tĩnh mạch bên trái đều bị đứt, tĩnh mạch bên phải bị cắt nhưng chưa đứt, một lượng lớn máu chảy ra từ hai vết cứa ở cổ. Vết máu ở ngực áo chảy từ trên xuống, ống quần ở đùi trước cũng có rất nhiều máu mà ở đùi dưới và bàn chân lại không có một chút máu nào. th‌i th‌ể nạn nhân nằm trên mặt sân thượng, vết máu phun vào góc tường cao khoảng 60 cm điều này cho tôi biết máu chảy ra ở trạng thái tĩnh và có thể nhận định là nạn nhân bị cứa cổ lúc ngồi, sau khi chết thì ngã vật xuống mặt sân thượng.

Ngoài hai vết cứa làm đứt mạch máu trên cổ còn có nhiều vết cứa chỉ làm xước da, điều đó cho tôi biết trước khi hình thành hai vết cắt chí mạng ở cổ nạn nhân còn phải chịu nhiều vết cứa như là để thử thử xem. Những vết cứa có tính “thử nghiệm” là chứng cứ mạnh mẽ nói rằng nạn nhân t‌ּự t‌ּử, nếu là bị người khác giết hại, hung thủ chỉ xuống tay một lần chứ không bao giờ lại còn cứa đi cứa lại vài lần?...

Hai tay nạn nhân nhất là ở mu bàn tay có rất nhiều vết máu phun vào chứng tỏ rằng nó ở gần vết thương, đây cũng là chứng cứ nạn nhân t‌ּự sá‌ּt.

nạn nhân Cung Khởi Phàm hình như muốn đùa với chúng tôi, tưởng rằng chúng tôi kém thông minh. Chỉ vừa nhìn thấy nạn nhân bị trói chúng tôi sẽ bị lạc lối nhưng anh ta lại không nghĩ rằng người bác sĩ pháp y không dám kiểm tra tay của anh ta. Nếu chúng tôi ngu ngốc như vậy thì sớm đã bị Cục Cảnh sát cho nghỉ rồi.

Căn cứ vào sự đặc trưng của vết thương trên cổ nạn nhân và so sánh với con dao cạo còn lưu lại ở hiện trường tôi khẳng định rằng con dao đó hoàn toàn có thể gây nên vết thương trên cổ nạn nhân. Sau khi xét nghiệm máu dính ở con dao chúng tôi thấy rằng nhóm máu nay trùng với nhóm máu của nạn nhân. Dấu vân tay trên con dao cũng đúng là vân tay của nạn nhân. So sánh vết thương trên cổ bên trái nặng, bên phải nhẹ phản ánh đặc điểm nạn nhân thuận tay phải đứng với quy luật khi t‌ּự sá‌ּt.

Dựa vào những dấu tích và hiện tượng trên th‌i th‌ể nạn nhân, chúng tôi đã đưa ra kết luận: “Cung Khởi Phàm t‌ּự sá‌ּt mà chết”.

Nhưng tại sao anh ta lại tự hại mình một cách tàn nhẫn như vậy? Vì sao anh ta lại phải ngụy trang cái chết của anh ta để đổi cho người khác giết? Vấn đề này không phải là việc của chúng tôi.

Tuy nhiên, từ phương diện nghiên cứu tâm lý, làm một bác sĩ pháp y tôi có nên quan tâm quá nhiều đến hiện tượng t‌ּự sá‌ּt như thế này không?

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật