Hại chết ân công để chiếm đoạt phú quý, chưa kịp “hưởng thụ” chàng trai đã phải chịu 3 báo ứng nặng nề

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trong một thôn làng nọ, có người thanh niên trẻ tuổi nổi tiếng chăm chỉ. Ai cũng tin nhất định anh sẽ có tiền đồ. Thế nhưng, anh ta đã nuôi một mối oan hận ngút trời. Vì lòng tham vô đáy, anh ta đã hại chết ân công của mình, để nhận lại báo ứng nặng nề.
Hại chết ân công để chiếm đoạt phú quý, chưa kịp “hưởng thụ” chàng trai đã phải chịu 3 báo ứng nặng nề
Ảnh minh họa

Hại chết ân để đổi vận phú quý

Trong một thôn làng nọ, có người thanh niên trẻ tuổi nổi tiếng chăm chỉ. Ai cũng tin nhất định anh sẽ có tiền đồ. Thế nhưng, trong lòng anh ta luôn chất chồng bao nỗi uất hận. Mỗi khi bắt gặp các phú hộ giàu có, anh đều oán trách ông trời bất công vì không cho người chăm chỉ như mình một khởi đầu phú quý.

Theo thời gian, những nỗi uất hận ấy dần trở thành chấp niệm ăn sâu vào mạch máu người thanh niên trẻ tuổi. Đến một ngày nọ, có vị quan – vốn là ân công từng giúp anh tránh khỏi mối oan trộm cắp, nhờ anh kéo xe đưa mình sang làng bên cạnh. Không ngờ trên đường đi, mây đen ùn ùn kéo đến, mưa gió nổi lên ầm ầm.

Giữa mưa dông sấm chớp, vị quan xắn quần xắn áo, làm lộ ra một đai đầy vàng thắt kín ở trong bụng. Thấy kho của trước mắt, người thanh niên bèn nảy ra một ý tưởng xấu xa.

Khi đi tới một con đèo, anh đã vờ như mình bị trượt chân, khiến cho cả chiếc xe lao như bay xuống một vách núi. Chiếc xe kéo ban nãy giờ đây đã thành một đống đổ nát, còn vị quan kia thì nằm trong vũng máu tanh. Sau một khoảnh khắc đắn đo ngắn ngủi, người thanh niên nhẫn tâm lấy chiếc đai vàng rồi bỏ lại vị quan nằm thoi thóp trong chút hơi tàn sót lại.

3 báo ứng nặng nề

Báo ứng đầu tiên, mất đi người bạn chí cốt.

Nào ngờ khi về tới nơi, người thanh niên bắt gặp người bạn chí cốt ra nghênh đón. Vừa nhìn thấy vẻ mặt lấm lét của anh, người bạn vỗ vai cười nói: “Tớ đoán đằng ấy vừa vớ được món hời nào rồi phải không? Khi giàu có đừng lãng quên anh em nhé”.

Người thanh niên “có tật giật mình”. Tối đó, anh ta chiêu đã người bạn chí cốt một bữa tiệc rượu ra trò. Thế nhưng người bạn ấy không hề biết rằng, trong chén rượu mình vừa nốc cạn, chứa một chất kịch độc chết người.

Báo ứng thứ hai, sống không bằng chết.

Kể từ sau cái chết của người bạn thân, bí mật đen tối của người thanh niên đã mãi mãi chìm trong bóng tối. Thế nhưng liên tục mấy ngày sau đó, anh chẳng có lấy một giấc ngủ yên lành, bên tai lúc nào cũng vang vọng tiếng than khóc của những nạn nhân vô tội.

Người thanh niên có cả đai vàng trong tay, nhưng sợ bị phát hiện nên chẳng dám tiêu lấy một đồng. Anh liên tiếp đi lễ bái khắp nơi nhưng vẫn chẳng có lấy một giấc ngủ an ổn. Thậm chí đêm về, còn bị trời phật báo mộng quở mắng: “Chớ coi nhẹ việc nhỏ mà làm ác. Bởi những việc ác ấy khi tích tụ lại sẽ tạo thành tội lớn”.

Báo ứng cuối cùng, mạng sống.

Đêm ngủ không ngon, ngày lại làm việc như trâu ngựa. Không lâu sau đó, chàng trai đã qua đời trong lao lực và u sầu, mà thậm chí còn chưa kịp “hưởng thụ"” một đồng nào từ gia tài bất chính.

Nhân quả báo ứng là có thật

Ông cha ta có câu: Gieo nhân nào thì gặt quả ấy, như trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu, làm việc thiện hay ác cũng sẽ như vậy. Phật dạy: Dù chúng ta có lên núi cao hay xuống vực thẳm, cũng không tránh được báo ứng gieo thân mình. Muốn cả đời an lạc, phải luôn cẩn trọng, biết nghĩ trước sau trong từng suy nghĩ, lời nói và hành động của mình.

Con người đừng bao giờ để khi gặp báo ứng, mới than trời trách đất. Nhiều người đã phạm tội nhưng vẫn đang lọt lưới trời, là bởi nhân xấu chưa kết thành quả. Vậy nên, không ít kẻ tà tâm vẫn cứ ung dung hưởng thụ, thản nhiên như người vô tội, thậm chí còn phỉ báng luật nhân quả. Tuy nhiên ác giả ác báo, khi phúc đức khánh kiệt, khổ đau nhận được sẽ nặng nề gấp trăm ngàn lần.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật