Nga lỏng tay cho Mỹ-Thổ-Israel ở Syria?

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Điều này được cho là sẽ giúp Moscow đảm bảo không có quốc gia nào khác trở nên quá mạnh đủ sức thách thức Nga tại khu vực.
Nga lỏng tay cho Mỹ-Thổ-Israel ở Syria?
Nga không đủ lực tung đòn quyết định ở Syria nên buộc phải “cân bằng“?

Syria bị xâu xé

Ngày 16/8, Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar cho biết, trung tâm chiến dịch chung giữa nước này với Mỹ nhằm phục vụ mục đích thiết lập và quản lý vùng an toàn ở phía Đông Bắc Syria sẽ bắt đầu đi vào hoạt động trong tuần tới.

Hãng thông tấn nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ Anadolu dẫn lời ông Akar cho biết, Ankara và Washington cũng đã thống nhất những điều khoản chung về hoạt động kiểm soát và điều phối không phận trong khu vực.

Nga bất lực hay chủ đích để Mỹ-Thổ xâu xé Syria?

Ankara và Washington đã bắt đầu chuẩn bị để thiết lập trung tâm điều hành các hoạt động chung nhằm quản lý “vùng an toàn” nằm dọc biên giới khu vực Đông Bắc của Syria giáp với Thổ Nhĩ Kỳ. Mặc dù hai thành viên NATO này chưa thể nhất trí về diện tích của vùng này và ai sẽ tổ chức tuần tra ở khu vực, song động thái cũng đã cho thấy hai nước đang thiết lập các vùng riêng biệt nhằm tạo ảnh hưởng cũng như theo đuổi những mục tiêu riêng ở Syria.

Giới phân tích khu vực cảnh báo rằng, Syria khó có thể thống nhất đất nước trong thời gian dài. Thổ Nhĩ Kỳ có nhiều tham vọng về lãnh thổ ở Syria. Nhiều nhóm có ảnh hưởng trong giới hoạch định chính sách đối ngoại ở Mỹ cũng cho rằng Washington nên duy trì lâu dài ở miền Bắc Syria.

Về phần mình, Thổ Nhĩ Kỳ phủ nhận việc nước này có những tham vọng lãnh thổ ở Syria. Theo Ankara, các kế hoạch về “vùng an toàn” ở Đông Bắc Syria được thực hiện vì những lý do giống như việc đã dẫn tới hành động can thiệp quân sự của nước này ở phía Tây của sông Euphrates hồi năm 2016 và năm 2018.

Theo Ankara, an ninh của nước này đã bị đe dọa bởi lực lượng người Kurd kiểm soát khu vực này, và giới chính trị gia Thổ Nhĩ Kỳ đã mô tả đây như một “hành lang khủ‌ng b‌ố”, còn những người chỉ trích cho rằng Ankara có khả năng duy trì sự hiện diện lâu dài ở Syria.

Nga không thỏa hiệp, Mỹ-Thổ có dám ngang nhiên đưa quân vào Syria?

Không phải bỗng dưng mà Thổ Nhĩ Kỳ lại tỏ ra mạnh bạo như vậy ở Syria ngay cả khi hợp tác với Mỹ. Thực tế, bằng thỏa thuận với Nga, Thổ Nhĩ Kỳ đã triển khai số lượng nhỏ binh sĩ đóng ở 12 trạm quan sát xung quanh tỉnh Idlib ở Tây Bắc Syria nhằm giám sát lệnh ngừng bắn ở khu vực này.

Giới phân tích khu vực cho rằng bất chấp những bất đồng kéo dài, những động thái trong thời gian gần đây cho thấy Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đang kết hợp để thiết lập những vùng đất riêng biệt trên chính lãnh thổ của Syria, “phân chia” quốc gia Trung Đông này trong khi Chính phủ Syria được Nga hậu thuẫn không thể làm gì hơn ngoài việc phản đối.

Chiến lược “cân bằng” của Nga

Chính phủ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã tuyên bố sẽ giành lại từng tấc đất của nước này, trong đó có cả khu vực tự trị của người Kurd và các khu vực bị các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đóng, nhưng vẫn chưa thể hành động để thực hiện những mục tiêu này.

Giới phân tích khu vực đánh giá quân đội Syria yếu và đã kiệt sức cũng như phụ thuộc rất nhiều vào Nga. Điều đó có nghĩa là những tuyên bố trên của Chính phủ Syria nhằm giành lại những vùng lãnh thổ ở các tỉnh Aleppo và Idlib gắn liền với mối quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.

Việc Nga can thiệp vào cuộc chiến ở Syria từ năm 2015 đã giúp các lực lượng của Chính phủ Syria không bị đánh bại và giành lại quyền kiểm soát phần lớn lãnh thổ nước này. Khi cuộc chiến được cho là đi đến giai đoạn “kết thúc” thì dường như Nga không có thêm bất kỳ bước đi nào nhằm đẩy mạnh tiến trình này.

Binh sĩ Nga duyệt binh tại một căn cứ quân sự ở Syria

Nga thỏa hiệp khiến Thổ Nhĩ Kỳ có thể dễ dàng đưa quân vào Syria nhưng không nhờ thế mà ngăn chặn được Mỹ. Giới phân tích cho rằng những khu vực nằm dọc sông Euphrates đang chịu ảnh hưởng của các thế lực bên ngoài. Cụ thể, không quân Nga đang chiếm ưu thế ở phía Tây, trong khi Mỹ kiểm soát vùng trời ở phía Đông Euphrates. Điều này có thể khiến sông Euphrates trở thành đường ranh giới chia cắt bên trong lãnh thổ Syria.

Hiện có không ít ý kiến cho rằng Nga đang thực hiện chính sách “cân bằng” tại Syria. Ví dụ điển hình là việc Nga đã không thể hiện rõ quan điểm giới hạn các cuộc tấn công của Israel tại Syria. Nga lên án các cuộc tấn công của Israel nhằm vào các nhóm không phải thánh chiến tại Syria nhưng không ngăn chặn và trả đũa các cuộc tấn công của Israel nhằm vào các mục tiêu Iran vì không muốn có xung đột trực tiếp với Israel.

Thậm chí có ý kiến cho rằng Nga có thể được lợi trong việc giới hạn ảnh hưởng của Iran tại Syria. Nga không muốn một cuộc xung đột tiếp theo giữa Israel và Hezbollah, lực lượng ủy nhiệm của Iran tại Lebanon. Một cuộc xung đột như vậy sẽ làm gia tăng hiện diện lâu dài của Iran tại Syria. Ngoài ra, nếu Iran giảm hiện diện tại Syria, Nga có thể củng cố được vị thế là quốc gia bảo trợ quan trọng nhất của chính quyền Syria khi mà cuộc chiến tranh tại nước này đang đến hồi kết.

Nga đã chuyển giao các hệ thống tên lửa S-300 cho Syria nhưng hệ thống này chưa hành động.

Theo giới phân tích, đồng thời với việc không ngăn chặn Israel tấn công Iran ở phía Nam và thỏa hiệp với Thổ Nhĩ Kỳ tại phía Bắc, Nga đã có thể cân bằng các cường quốc khu vực này với nhau. Đây là chiến lược sẽ làm cho Iran yếu và Thổ Nhĩ Kỳ không làm phức tạp thêm tình hình.

Không những thế, hồi tháng 6 vừa qua, Nga cùng với Mỹ và Israel còn tổ chức hội nghị giữa các cố vấn an ninh tại Jerusalem. Tham dự cuộc họp có Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton, Cố vấn An ninh Quốc gia Israel Meir Ben-Shabbat và Nikolay Patrushev - người đứng đầu hội đồng an ninh của Nga.

Điều này được cho là sẽ giúp Moscow đảm bảo không có quốc gia nào khác trở nên quá mạnh đủ sức thách thức Nga tại khu vực.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật