Có dự án sau kiểm toán chỉ còn 39% giá trị đầu tư

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Đa số ý kiến thống nhất bổ sung nhiệm vụ giám định tư pháp cho Kiểm toán Nhà nước để bảo đảm tính khách quan của kết quả giám định…
Có dự án sau kiểm toán chỉ còn 39% giá trị đầu tư
Ảnh minh họa

Chiều 23-5, Quốc hội nghe và thảo luận tại tổ về dự luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Kiểm toán nhà nước (KTNN).

Trình bày trước Quốc hội, Tổng KTNN Hồ Đức Phớc cho biết sửa đổi, bổ sung luật này nhằm đáp ứng yêu cầu thể chế hóa và cụ thể hóa theo hướng đầy đủ, toàn diện, đúng nguyên tắc hoạt động KTNN là độc lập và chỉ tuân theo Pháp Luật đã được hiến pháp quy định. Ngoài ra, sửa luật còn để duy trì trật tự, kỷ cương và tính nghiêm minh của Pháp Luật và khắc phục, tháo gỡ khó khăn trong thực tiễn hoạt động của KTNN.

Cho đến nay, theo ông Hồ Đức Phớc, KTNN thực hiện kiểm tra, đối chiếu các đơn vị liên quan, phát hiện nhiều sai phạm, truy thu cho ngân sách nhà nước hàng trăm ngàn tỉ đồng. “Có những dự án sau kiểm toán chỉ bằng 39% giá trị ban đầu” - ông Phớc cho hay.

Thảo luận tại tổ, đa số ý kiến thống nhất bổ sung nhiệm vụ giám định tư pháp cho KTNN để bảo đảm tính khách quan của kết quả giám định trong trường hợp nội dung giám định thuộc lĩnh vực quản lý của chính cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ giám định và trong một số trường hợp cần thiết khác. Trong đó, đại biểu Nguyễn Hữu Cầu (Nghệ An) có ý kiến Luật Kiểm toán đang vướng phải nhiều khó khăn trong việc triển khai nhiệm vụ trong thực tế nên việc sửa đổi cho phù hợp là hết sức cần thiết. Đại biểu Cầu ủng hộ bổ sung chức năng giám định tư pháp cho cơ quan kiểm toán và nhận định KTNN hoàn toàn có đủ năng lực, nhân sự để làm giám định tư pháp trong điều kiện hiện nay.

Ở góc độ khác, đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) nói cần có cơ chế rà soát lại, giải quyết khiếu nại kết quả đã kiểm toán. Theo đại biểu Cường, nhiều nước có cơ quan kiểm toán lại hoạt động kiểm toán và cho phép thuê các đơn vị kiểm toán độc lập để kiểm toán lại hoạt động của cơ quan kiểm toán. “Hiện ta không có cơ quan nào kiểm soát xem báo cáo kiểm toán có đúng không” - đại biểu Cường nói và đề nghị nên bổ sung quy định phải có ít nhất 50% là chuyên gia độc lập bên ngoài tham gia hội đồng giải quyết khiếu nại về báo cáo kiểm toán.

Chiều cùng ngày, Quốc hội cũng nghe và thảo luận tại tổ về tờ trình Báo cáo thẩm tra dự án Luật Thư viện.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật