Sát hại mẹ, nghịch tử bị báo ứng vẫn không hối hận cho đến khi nhìn thấy cảnh tượng này

Star Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Từ cổ chí kim, coi trọng chữ hiếu vốn là một trong những chuẩn mực đạo đức của con người, đồng thời đây còn là điều mà giáo lý nhà Phật và nhiều tôn giáo khác rất mực coi trọng.
Sát hại mẹ, nghịch tử bị báo ứng vẫn không hối hận cho đến khi nhìn thấy cảnh tượng này
Ảnh minh họa

Trước kia rất lâu, một người mẹ từng bị chính con trai mình nhẫn tâm ra tay sát hại. Nhờ khi còn sống đã từng làm rất nhiều việc thiện, nên linh hồn của bà đã được lên trời sau khi qua đời.

Thế nhưng người mẹ ấy ở trên trời chờ đợi trong suốt hàng chục năm vẫn không gặp được linh hồn của con trai mình. Vì quá thương nhớ người thân, bà đã tìm tới chỗ của Địa Tạng Bồ Tát mà quỳ khóc:

"Thưa Bồ Tát, đứa con trai ngoan của con khi nào mới được lên trời? Con thực sự rất nhớ nó…".

Nghe những lời giãi bày nghẹn ngào của người mẹ lớn tuổi, Địa Tạng Bồ Tát không vội trở lời, chỉ yên lặng đỡ bà dậy rồi mới cất tiếng:

"Đứa con trai ngoan ấy chẳng phải chính là người đã giết con đó sao?".

Bà lão nghe vậy liền vội vã thanh minh:

"Không phải như vậy đâu! Ngài đừng nghe những lời nói của người ta. Con trai của con khi ấy chỉ là kích động nhất thời mà thôi. Nó chẳng qua vì kết giao với một ít bạn xấu nên mới đi nhầm đường…

Con biết dương thọ của con mình đã hết, nhưng chờ đợi rất lâu mà không gặp được nó. Ngài có thể giúp con đưa nó lên trời để đoàn tụ được không?".

Trước lời thỉnh cầu của người mẹ tội nghiệp, Địa Tạng Bồ Tát đặc biệt tới địa ngục để tìm linh hồn con trai bà.

Khi đến đây, Ngài thấy người con trai vừa phải trải qua một vòng trừng phạt đau đớn. Anh ta đi tới bên cạnh một linh hồn khác, lớn tiếng oán trách:

"Tôi chẳng qua chỉ giết mẹ mình thôi mà! Ai nói bà ta không chịu đưa tiền cho tôi cơ chứ?".

Nghe thấy giọng điệu chẳng có nửa điểm hối cải ấy, Bồ Tát lắc đầu thở dài. Phận làm con mà lại có thể thản nhiên nói về việc giết mẹ như vậy, quả thực khiến người khác không khỏi thất vọng.

"Cậu có cảm thấy mẹ mình có phải là rất đáng buồn cười hay không?" – Bồ Tát đứng sau lưng, cất lời hỏi linh hồn của chàng trai trẻ.

Khi vừa quay lại, cậu con trai không khỏi ngạc nhiên vì nhận ra đó là Bồ Tát, còn linh hồn bên cạnh thì đã quỳ xuống vái lạy từ bao giờ.

Đến lúc đó, người con mới biết Bồ Tát đang hỏi mình, vì vậy dù có phần ngập ngừng nhưng vẫn cố tỏ vẻ lơ đễnh mà nói:

"Mẹ tôi có buồn cười hay không cũng đâu còn quan trọng gì nữa. Chắc bây giờ linh hồn của bà ở trên trời đang oán hận tôi lắm…".

Nghe thấy những lời này, Bồ Tát nhận ra rằng chàng trai kia chí ít vẫn còn có điểm hối hận chứ không phải đã hết đường cứu chữa. Ngài liền dùng phép thuật biến ra trước mắt cảnh tượng người mẹ tội nghiệp cầu xin, thanh minh cho con mình ở trên trời.

Tận mắt chứng kiến cảnh tượng ấy, linh hồn người con trai không khỏi nghẹn ngào. Hình ảnh cuối cùng mà cậu nhìn thấy chính là lúc mẹ mình đang ở trên trời, cô đơn lẩm bẩm:"Con trai ngoan, bao giờ con mới có thể lên đây đoàn tụ với mẹ vậy?".

Cuối cùng, người con trai ấy không cầm được nước mắt, thâ‌n hìn‌h cao lớn đổ gục xuống đất, trên môi nghẹn ngào thốt ra hai tiếng nức nở: "Mẹ ơi…".

Chữ Hiếu của thanh quan Bao Công

Bao Công, có tên là Bao Chửng, tự Hy Nhân, người Hợp Phì, Lô Châu. Cha ông là Bao Nghi, làm quan Đại phu trong triều, sau này chết được truy phong làm Hình bộ Thị lang. Bao Công ngay từ khi còn bé đã nổi tiếng là người con hiếu thảo, tính tình đôn hậu, chính trực.

Năm Thiên Thánh thứ 5 đời Tống Nhân Tông (năm 1027), ông đỗ Tiến sỹ ở tuổi 28. Đầu tiên ông được bổ nhiệm làm quan Bình sự của Đại Lý Tự, sau đó được bổ nhiệm làm tri huyện Kiến Xương. Khi đó cha mẹ ông tuổi tác đã cao, không muốn cùng ông đi xa nơi đất khách quê người. Không do dự, ông từ quan về nhà chăm sóc cha mẹ già. Lòng hiếu thuận của ông được văn võ bá quan cả triều đình khen ngợi.

Mấy năm sau, cha mẹ ông lần lượt qua đời. Hết thời gian mãn tang, ông vẫn ở nhà lo thờ cúng cha mẹ. Sau này được bà con làng xóm một mực khuyên nhủ, ông mới quay trở lại đường quan lộ của mình.

Lòng đại hiếu của bậc Thánh nhân Thuấn

Vua Thuấn khi còn nhỏ, cha ông vừa mù vừa điếc, lại vô cùng nóng nảy. Mẹ ông mất sớm, cha ông lấy vợ kế sinh được em trai kế là Tượng. Mẹ kế là người nhỏ nhen ích kỷ, thường nói xấu Thuấn với cha, nên Thuấn thường bị cha đánh mắng.

Nhưng Thuấn là người con đại hiếu, vẫn ân cần hiếu thuận với cha mẹ, nhường nhịn em. Tuy nhiên, mẹ kế vẫn sợ Thuấn được kế thừa một nửa gia nghiệp, nên nghĩ kế hãm hại Thuấn hết lần này đến lần khác.

Thuấn lớn lên trong mắng chửi đánh đập của cha, trong ghen ghét, hãm hại của mẹ kế và em trai, nhưng Thuấn vẫn không hề có chút tâm oán hận họ, cũng chẳng để tâm đến lời nói hành vi độc ác của họ đối với mình.

Năm Thuấn 20 tuổi, danh tiếng hiếu thuận của ông đã vươn xa khắp cõi. Ông được quan địa phương tiến cử với vua Nghiêu. Vua rất cảm động trước tấm lòng hiếu thuận của Thuấn, đã gả con gái cho Thuấn.

Đức hạnh hiếu thảo của Thuấn cuối cùng cũng đã khiến mẹ kế và em trai cảm động, cả nhà hòa hợp vui vẻ. Sau này Thuấn được vua Nghiêu nhường ngôi trị vì thiên hạ, và trở thành một Thánh đế nổi tiếng trong lịch sử, gây dựng thái bình thịnh trị đời Nghiêu – Thuấn.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật