Máy chữa cháy tự vận hành

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Vận dụng nguồn năng lượng vật lý có sẵn trong các chất chữa cháy, ông Phan Đình Phương, Đà Nẵng, chế tạo thành công máy chữa cháy tự vận hành.
Máy chữa cháy tự vận hành
Diễn tập chữa cháy máy biến áp 220kV tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam với công suất 100m3/giờ.

Chiếc máy này đã được cấp Bằng Độc quyền Sáng chế tại Việt Nam và Mỹ.

Máy "ba không, bốn được và bốn cực"

Về lý thuyết, một thể tích khí hóa lỏng cao áp như CO2 , N2, Ar... có áp suất 80 bar, khi hóa thành hơi thể tích tăng lên 500 lần.

Từ nguồn năng lượng vật lý cực mạnh tồn tại sẵn trong bản thân các chất chữa cháy trên, ông Phương đã sáng chế thành công máy chữa cháy tự vận hành với các tính năng "ba không, bốn được và bốn cực".

“Ba không” là không cần bơm, không máy nổ, không điện. “Bốn được” là có sẵn các chất chữa cháy thích hợp để dập lửa cho bốn loại đám cháy chất lỏng, chất khí, chất rắn và điện. “Bốn cực” là cực nhanh, cực mạnh, cực sạch, cực tin cậy.

Thành phần cơ bản của máy là bình chứa các chất chữa cháy kết nối với bể chứa nước hoặc các hóa chất chữa cháy khác, hệ thống đường ống, van xả, đồng hồ đo, thiết bị báo cháy.

Thời gian kích hoạt máy kể từ khi nhận tín hiệu báo cháy đến khi phun nước thực tế không quá ba giây, nhanh gấp 60 lần so với yêu cầu của TCVN 2622:1995.

Nhờ áp lực khí nén cao áp, máy có đủ sức mạnh đẩy nước đến các công trình cao tầng. Nếu dùng khí nén trực tiếp chữa cháy thì chỉ có lượng khí trong bình tham gia nhưng dùng giải pháp máy chữa cháy tự động trên sẽ đẩy được thêm khối lượng nước lớn gấp hàng trăm lần so với khí đẩy.

Và dĩ nhiên toàn bộ lượng khí đã dùng đẩy nước vẫn có thể tiếp tục tham gia chữa cháy. “Đồng thời, chất khí hoà tan trong nước với tỷ lệ khoảng 5/1, khi phun tạo nên hỗn hợp khí và hơi nước dập lửa nhanh chóng và tiêu hao ít chất chữa cháy”, ông Phương giới thiệu.

Ứng dụng lớn nhất là bảo vệ được con người

Ngay từ khi mới ra đời, máy chữa cháy tự vận hành được Cục Cảnh sát PCCC - Bộ Công an  trực tiếp kiểm tra, giúp đỡ hoàn thiện, cho phép áp dụng, thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu, cho phép đưa vào sử dụng.

Hội đồng Khoa học công nghệ cấp Nhà nước quyết định cho phép dùng máy chữa cháy tự động của ông Phương bảo vệ máy biến áp 220kV tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam với công suất 100 m3 mỗi giờ.

Ông Phan Đình Phương bên tủ điều khiển máy chữa cháy. Ảnh: Hoàng Táo

Tháng 8/2008, sau hai ngày xem xét, Tập đoàn Công nghiệp Dầu khí tư nhân TTAGAS Group quyết định đầu tư máy với công suất phun 570 m3 mỗi giờ, bảo vệ toàn bộ Khu công nghiệp Thành Tài, Long An rộng 12 ha với hai cảng dầu khí, ba nhà máy, ba kho hàng khô, một khu chế biến gỗ, ba dây chuyền nạp gas, hai bể chứa hình cầu chứa 4.200 m3 gas LPG.

“Khi trang bị máy bảo vệ cho các khu chung cư, các tòa nhà cao tầng, siêu thị, khu công nghiệp... tài sản lớn nhất là con người sẽ được bảo vệ.  Mong muốn của tôi là mang lại lợi ích cho con người”, ông Phương tâm sự.

Khi nhận được tín hiệu báo cháy, máy sẽ tự động kích hoạt các bình chứa CO2, trong vòng ba giây toàn bộ hệ thống nước hay bọt, chất chữa cháy… chứa sẵn trong các ống dẫn sẽ tự động phun mạnh thành màn sương mỏng vây lấy điểm cháy. Ngọn lửa bị dập tắt do thiếu oxy.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật