Xuất khẩu lâm sản năm 2018 ước đạt 9 tỉ USD

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Xuất khẩu lâm sản trong năm nay sẽ đạt giá trị 9 tỉ USD với tỷ lệ xuất siêu trên 70% và chiếm 23% giá trị của toàn ngành nông nghiệp. Sản phẩm gỗ Việt Nam đang được xuất khẩu đến 120 quốc gia trên thế giới.
Xuất khẩu lâm sản năm 2018 ước đạt 9 tỉ USD
Sản lượng gỗ xuất khẩu Việt Nam tăng mạnh trong năm nay và dự kiến sẽ đạt 9 tỉ USD ẢNH QUỲNH HƯƠNG

Đó là của ông Phạm Văn Điển, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN - PTNT) tại cuộc toạ đàm trực tuyến về chủ đề "Thực thi hiệp định VPA/FLEGT, cơ hội và thách thức với xuất khẩu gỗ Việt Nam"do Bộ NN - PTNT và Báo Nông thôn ngày nay phối hợp tổ chức, diễn ra tại Hà Nội chiều 31.10.

Theo ông Điển, nếu nhìn từ năm 2011 (năm đầu tiên Việt Nam thực thi chính sách bảo vệ rừng) đến năm 2020 (năm khởi đầu đàm phán VPA/FLEGT) thì ngành lâm nghiệp xác lập được vị thế, bước tiến đóng góp cho nền kinh tế.

Diện tích rừng đã có nhiều hơn, nếu năm 1995, độ che phủ của rừng rơi xuống đáy với 28,5% thì đến năm 2011 đã lên 39,7%, năm 2017 đạt 41,5% và dự kiến trong năm nay sẽ đạt 41.65%.

Giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp đã gia tăng hơn và hình thành chuỗi giá trị trong lâm nghiệp. Năng suất rừng trồng tăng nhiều hơn, có diện tích đạt tới 35 - 36 m3/ha/năm, riêng rừng keo cao sản cỡ 22 - 23 m3/ha/năm trong khi trước đây chỉ có chưa đến 10 m3/ha/năm. Việt Nam cũng có 6,6 triệu ha rừng của trên 1,1 chủ rừng đang được hưởng phí dịch vụ môi trường rừng.

Cũng theo ông Điển, xuất khẩu lâm sản 10 tháng năm 2018 nay đạt 7,6 tỉ USD và nhiều khả năng sẽ đạt 9 tỉ USD trong năm 2018. Trong đó, tỷ lệ xuất siêu là 70% và giá trị trong lâm nghiệp chiếm 23,7% toàn ngành. Việt Nam xếp thứ 15 trên thế giới và xếp thứ 2 ở châu Á về xuất khẩu gỗ, sản phẩm gỗ Việt Nam đã có thị trường ở 120 quốc gia.

VPA/FLEGT là hiệp định đối tác tự nguyện về thực thi luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản giữa Việt Nam và EU đã được ký kết và ngày 19.10 vừa qua sau 6 năm đàm phán.

Theo đó, Việt Nam cam kết xây dựng hệ thống vận hành đảm bảo gỗ hợp pháp Việt Nam (VNTLAS) phù hợp với đặc điểm chuỗi cung cứng Việt Nam và quy định của EU để xác minh, truy xuất nguồn gốc gỗ trong toàn bộ chuỗi cung ứng. Đây sẽ là căn cứ để cơ quan chức năng của Việt Nam cấp giấy phép ELEGT cho các lô gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu vào EU.

Đổi lại, các lô hàng có giấy phép này sẽ không phải thực hiện trách nhiệm giải trình về nguồn gốc gỗ hợp pháp theo quy định EUTR 995 khi xuất khẩu vào EU.

Hiện tại, EU là thị trường tiêu thụ gỗ lớn thứ 4 của Việt Nam, chiếm hơn 10% thị phần xuất khẩu gỗ và có 400 doanh nghiệp đang xuất khẩu vào thị trường này.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật