Hổ răng kiếm giúp loài người thành… nhân!

Abcviet Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nếu không có hổ răng kiếm thì loài người chưa chắc đã được định hình và hoàn thiện như bây giờ. Đó là giả thiết mới do Alexei Lopatin ở viện Cổ sinh vật học thuộc viện Hàn lâm Khoa học Nga đưa ra.
Hổ răng kiếm giúp loài người thành… nhân!
Tranh vẽ hổ răng kiếm hay còn gọi là mèo răng kiếm.

Theo giả thiết của A.Lopatin được đăng tải trên tạp chí khoa học Elementy, họ người cổ đại sống bằng cách nhặt nhạnh thức ăn thừa do hổ răng kiếm (hay còn gọi là mèo răng kiếm) để lại. Những con thú thuộc họ Mèo này nặng gần một tạ và được trang bị hai răng nanh dài, sắc nhọn vốn có biệt tài săn mồi. Chúng sống vào đầu thời đại đồ đá cũ (khoảng 2,5 triệu năm trước) và thực ra không giống hổ lắm về hình thức và cũng không phải thuộc phân họ với hổ. Để tránh đụng độ với những con linh cẩu ăn theo hổ răng kiếm, loài người phải học cách nhanh chóng phát hiện ra phần sót lại của xác con mồi và cắt ra từng mảnh để đem cất giấu.

Các nhà cổ sinh vật học từ lâu đã biết rằng những động vật họ Người - Hominidae (khỉ dạng người loại lớn), bao gồm người, tinh tinh, gôrila và đười ươi, nhờ có hành vi tập thể mà hoàn thành tốt việc nhặt lại thức ăn thừa của thú ăn thịt. Bênh cạnh sự phát triển của bộ não và hành vi tập thể thì một điều quan trọng nữa là sự thích nghi với hoàn cảnh như đi bằng hai chân, chạy nhanh và biết chế tác dụng cụ lao động, vũ khí. Nhà khoa học Lopatin còn đưa ra một giả thiết thú vị nữa về sự tiến hóa của loài người liên quan đến hổ răng kiếm. Nói cách khác, chính loài thú răng kiếm đã thúc đẩy động vật họ Người tiến bộ.

Theo giả thiết mới, họ Người ở giai đoạn đầu chưa “chuyên sâu” vào việc nhặt thức ăn thừa mà thú ăn thịt bỏ lại và khẩu phần thức ăn vốn rất đa dạng. Nhưng vào Thế Hậu Pliocen (thế thứ hai của kỷ Neogen trong đại Tân Sinh – gần 2,3 triệu năm trước) khí hậu trở nên khô hơn khiến thảm thực vật thay đổi và dần dần xuất hiện những loài thú ăn thịt mới. Họ Người cổ đại gồm một số loài khác nhau và trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các loài thì con người buộc phải lựa chọn “chuyên ngành” hẹp hơn để tồn tại. Hai  triệu năm trước tại các cánh đồng cỏ thưa (savanna) có rất nhiều thú ăn cỏ - ngựa vằn, linh dương, ngựa, voi, tê giác... Chúng là con mồi của các loài thú ăn thịt lớn và trung bình. Loài thú săn mồi hiệu quả nhất là hổ răng kiếm và sư tử. Do cấu tạo răng đặc biệt nên nên hổ răng kiếm sau khi ăn con mồi đã để lại rất nhiều thực phẩm cho các động vật ăn theo. Răng của hổ răng kiếm thích hợp để xé toạc lớp da dày của thú ăn cỏ, cắt đứt gân và móc nộ‌i tạn‌g nhưng lại không thể giúp lọc thịt bám ở xương. Bởi vậy các loài động vật ăn theo, trong đó có loài linh cẩu lớn và họ Người cổ, mới được “hưởng lộc rơi, lộc vãi”. Loài người cạnh tranh quyết liệt với liệt với linh cẩu để có mặt sớm nhất bên phần xác con mồi mà thú răng kiếm bỏ lại.

Bởi phải theo sát những dã thú răng kiếm nên loài người trước hết phải khéo léo để không làm mồi cho chúng, tiếp theo là phải nhanh chóng cướp lấy phần thức ăn thừa trước khi lũ linh cẩu kéo tới. Kỹ năng lẩn tránh nanh vuốt thú dữ và bản tính cẩn trọng được tôi luyện và đó là sản phẩm của bộ não phát triển và của hành vi tập thể. Linh cẩu buộc phải chọn lối sống chủ yếu về đêm trong khi con người hoạt động vào ban ngày. Linh cẩu thua trong cuộc cạnh tranh với con người vì không có khả năng chạy thật nhanh bởi hai chân sau ngắn và bản tính thì thiếu kiên trì.

Căn cứ vào dấu răng để lại trên xương của động vật móng guốc sống cách đây 2 triệu năm được tìm thấy ở hang đá Olduvai (Tandania) thì ta thấy thú răng kiếm “vinh dự” xơi thịt con mồi trước tiên, tiếp theo là con người và cuối cùng mới là linh cẩu. Ngoài ra, do chế được công cụ xẻ thịt con mồi nên loài người có khả năng chia nhỏ thức ăn để đem đi cất giấu. Khả năng cắt xé con mồi quyết định sự sống còn của loài người. Vào thời kỳ đầu định hình của loài người hoạt động chế tác công cụ đi theo hướng này. Những công cụ bằng đá cổ nhất được tìm thấy ở Etiôpia có niên đại 2,6 triệu năm.

Do phải cạnh tranh thức ăn và chống đỡ sự tấn công của linh cẩu nên ở con người dần dần hình thành hành vi B.L, hung tợn, để rồi từ bỏ “thân phận” nhặt thức ăn thừa và chuyển sang chiến lược chủ động đi săn. Để đạt được điều này con người phải củng cố hành vi tập thể và hoàn thiện vũ khí - mũi lao nhọn. Lúc này đối thủ cạnh tranh của loài người không phải là linh cẩu nữa mà là những con thú ăn thịt lớn. Khi song song tồn tại cùng với hổ răng kiếm thì vũ khí của loài người còn khá thô sơ, thuộc “công nghệ Olduvai” (khoảng 1,5 triệu năm trước). Sau khi những con thú răng kiếm bị tuyệt chủng thì loài người đã có các vũ khí tinh xảo, sắc nhọn hơn, chiếm ưu thế trước mọi động vật khác.

Mèo nhà, một phân loài trong họ Mèo, được cho là mèo rừng châu Phi tự thuần hóa và sống với loài người ít nhất 9.500 năm trước. Nhưng theo giả thiết của Alexei Lopatin thì họ Người và họ Mèo từng có mối quan hệ khá chặt chẽ với nhau hàng triệu năm. Con người ngày nay yêu thương, chăm chút cho những con mèo nhà có lẽ là để trả ơn những con thú răng kiếm họ Mèo đã từng “dìu dắt” tổ tiên loài người phát triển.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật