Áp lực trả nợ và ‘bài toán khó’ tăng lương

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Một số ý kiến đề nghị bố trí kinh phí để tăng lương tối thiểu đúng lộ trình,nhưng ý kiến khác cho rằng nên cân nhắc.
Áp lực trả nợ và ‘bài toán khó’ tăng lương
Ảnh minh họa

Ngay trong ngày làm việc đầu tiên, một vấn đề "nóng" đang được dư luận và các đại biểu quan tâm đó là kết quả thực hiện dự toán ngân sách 2014 và dự toán 2015 đã được báo cáo trước Quốc hội. Một lần nữa, việc thực hiện nghiêm túc kỷ luật ngân sách lại được đặt ra.

Theo báo cáo của Chính phủ, nợ công đến 31/12/2015 ước đạt 64% GDP, dưới mức trần nợ công Quốc hội cho phép là 65% GDP.

Đánh giá vấn đề này, Uỷ ban Tài chính - Ngân sách cho rằng, nợ công còn trong giới hạn cho phép nhưng đã chạm mức trần. Điều này phản ánh tinh hình nợ công đang ở mức rất khó khăn vì nghĩa vụ trả nợ so với tổng thu ngân sách cao, vẫn phải đảo nợ và số đảo nợ ngày càng tăng, một số khoản nợ chưa được phản ánh đầy đủ vào nợ công.

Như vậy áp lực trả nợ đối với NSNN trong giai đoạn tới là lớn. Do đó, trong giai đoạn tới đề nghị Chính phủ tăng cường quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, xây dựng phương án, giải pháp hợp lý giảm dần nợ công, nâng cao chính chủ động trả nợ của NSNN.

Trong khi đó, Ủy ban Kinh tế cũng đưa ra đánh giá: Chỉ tiêu bội chi ngân sách nhà nước trong 4 năm qua là 5% GDP, nếu cộng với 85 nghìn tỷ trái phiếu Chính phủ thì mức bội chi đã lên đến hơn 7% (Nghị quyết của Quốc hội đến năm 2015 bội chi ngân sách đạt dưới 4,5% GDP, bao gồm cả trái phiếu Chính phủ).

Chính vì vậy, ông Phùng Quốc Hiểnển, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính- Ngân sách đưa ra yêu cầu: đối với dự toán thu, Chính phủ phải tuân thủ nguyên tắc thực hiện đúng theo quy định Hiến pháp. Theo đó các khoản thu NSNN phải có dự toán.

Đặc biệt, trong tình trạng nợ đọng thuế, trốn thuế gia tăng, cần tăng cường kiểm tra, chống thất thu, kết hợp với giám sát tất cả các khoản thu NSNN 2014, làm rõ tác động của các chính sách miễn giảm thuế trong năm 2015, số lượng tăng giảm tương ứng.

Đối với dự toán chi, "các khoản chi phải được dự toán, trường hợp cấp bách phải điều chỉnh dự toán chi, Chính phủ phải báo cáo Quốc hội xem xét quyết định", vị đại diện Ủy ban Tài chính- Ngân sách nói.

Cũng theo Ủy ban này, tỷ trọng chi thường xuyên có xu hướng tăng nhanh, Chính phủ cần rà soát để xem cắt giảm chi thường xuyên có hiệu quả. Hiện tại, chi thường xuyên chiếm: 67,3%, chi đầu tư phát triển chiếm: 17,1%; chi trả nợ 13,2% tổng chi NSNN.

"Có ý kiến đề nghị cơ cấu lại, phấn đấu đến 2020, tỷ trọng chi thường xuyên còn 50%, tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển lên 30%, chi trả nợ còn 20% để đảm bảo lành mạnh NSNN, an ninh tài chính quốc gia", ông Hiển cho biết.

Theo Ủy ban Tài chính-Ngân sách, những năm gần đây chi ngân sách Trung ương có xu hướng giảm so với tổng chi ngân sách Nhà nước, như vậy không đảm bảo vai trò chủ đạo. Năm 2015, đề nghị tập trung bố trí các nhiệm vụ chi quốc gia mang tính trọng điểm có khả năng tạo ra động lực phát triển kinh tế đối với các vùng, miền, theo đó bố trí chi hỗ trợ các mục tiêu từ ngân sách Trung ương cho ngân sách địa phương cần rà soát, thu hẹp phạm vi hỗ trợ để giảm dần mức độ nợ.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển, đối với việc tăng lương tối thiểu, một số ý kiến đề nghị cần bố trí kinh phí để tăng lương tối thiểu theo lộ trình để bảo đảm đời sống cho một bộ phận người nghỉ hưu và CBCC có thu nhập thấp.

Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, trong bối cảnh ngân sách Nhà nước còn khó khăn, bộ máy hành chính còn cồng kềnh, năng suất lao động còn thấp, do đó đề nghị cân nhắc để phù hợp với khả năng cân đối NSNN.

Đối với số dư nguồn cải cách tiền lương (14 nghìn tỷ đồng), đa số ý kiến đồng ý với phương án của Chính phủ trong việc sử dụng nhưng đề nghị Chính phủ hướng dẫn các địa phương thực hiện đúng Luật Ngân sách Nhà nước, chỉ dùng để trả nợ và chi cho đầu tư phát triển.

Về phần vượt thu, các ý kiến trong Ủy ban cho rằng nên ưu tiên trả nợ ngắn hạn, xử lý nợ cấp bù chênh lệch lãi suất cho 2 ngân hàng Chính sách, nợ quỹ BHXH và các khoản chi theo đúng quy định tại điều 59 của Luật NSNN và Nghị quyết của Quốc hội.

Ý kiến khác đề nghị dùng số vượt thu sau khi trả nợ ngắn hạn, cấp bù chênh lệch lãi suất cho 2 ngân hàng chính sách… thì bù đắp để giảm bội chi ngân sách xuống dưới 5,3%.

"Nợ công đến cuối năm 2015 theo dự kiến chiếm khoảng 64% GDP, trong khi mức 65% GDP theo Chiến lược nợ công là giới hạn kiểm soát cho phép. Nhưng điều đó chưa khẳng định được có an toàn hay không. Vấn đề nằm ở khả năng trả nợ và phụ thuộc vào chất lượng khoản vay. Nhìn vào khả năng trả nợ của chúng ta hiện nay đang rất eo hẹp, trong khi nguồn thu ngày một khó khăn. Trong trung hạn rõ ràng không thể cân bằng được thu - chi và vẫn phải đi vay. Nếu Quốc hội không giám sát chặt để kìm hãm tốc độ tăng nợ công sẽ rất đáng lo", Đại biểu Trần Hoàng Ngân

"Quan điểm của tôi an toàn nợ công không phải bao nhiêu % GDP, mà khả năng trả nợ chiếm bao nhiêu tổng nguồn thu ngân sách. Bởi vỡ nợ không phải bao nhiêu % GDP mà chủ yếu do năng lực trả nợ, đến hạn không trả được thì vỡ nợ. Tỷ lệ này vượt 25%, rất đáng lo ngại.

Vấn đề hiện nay là phải cân đối, tính toán lại. Đất nước cần nhiều nguồn vốn khác để giảm áp lực đi vay. Tại sao chúng ta không dùng nguồn thoái vốn, cổ phần hóa của DN nhà nước để đầu tư mà cứ đi vay. Nghị quyết chất vấn kỳ họp 7 có giao Chính phủ báo cáo hướng sử dụng nguồn cổ phần hóa để trình Quốc hội trong kỳ họp này. Các đại biểu có thể cân nhắc để quyết định", ĐB.Trần Du Lịch

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật