Anh ‘bất lực’ trong giải quyết biểu tình tại Hong Kong

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Thủ tướng David Cameron lên tiếng bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về những sự thay đổi ở Hong Kong – nơi từng là thu‌ộc đị‌a của Anh.
Anh ‘bất lực’ trong giải quyết biểu tình tại Hong Kong
Những người ủng hộ dân chủ tiếp tục biểu tình ở Hong Kong .

Cùng lúc đó, cấp phó của ông - Nick Clegg thông báo dự định triệu tập đại sứ Trung Quốc tại Luân Đôn để bày tỏ thái độ phản đối cách hành xử của lực lượng cảnh sát.

Nước Anh có thể là người mở đầu cho những sức ép quốc tế lên Bắc Kinh nhằm kiềm chế sự đàn áp của cảnh sát đối với những người biểu tình ở Hong Kong.

London ngày càng phản ứng mạnh mẽ trong bối cảnh “cuộc cách mạng dù” ở Hong Kong tiếp tục leo thang. Bộ ngoại giao Anh hôm thứ Hai kêu gọi hai bên tổ chức một cuộc thảo luận có tính xây dựng. Thủ tướng David Cameron lên tiếng bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về những sự thay đổi ở cựu thu‌ộc đị‌a Anh. Cùng lúc đó, cấp phó của ông - Nick Clegg tuyên bố ý định triệu tập đại sứ Trung Quốc để thể hiện sự “báo động và lo lắng” trước những diễn biến hiện tại.

Tuy nhiên, theo lời chủ tịch Ủy ban Ngoại vụ thuộc Hạ viện Anh, ông Richard Ottoway, “sức ép ngoại giao từ quốc tế sẽ chẳng có tác dụng gì nếu như Bắc Kinh lựa chọn biện pháp cứng rắn đối với những người biểu tình, huống hồ chi một mình nước Anh lên tiếng”.

Trả lời BBC, theo ông, tất cả những gì mà Luân Đôn có thể làm là “phàn nàn” do mọi chuyện đã “an bài”, kể cả khi Trung Quốc vẫn giữ nguyên quyết định về cách bầu cử lãnh đạo Đặc khu Hong Kong năm 2017 và “bội ước” cam kết dân chủ cho Hong Kong với nước Anh ngày trước.

Rod Wye, chuyên gia châu Á tại Học viện Hoàng gia Các vấn đề Quốc tế, cũng hoài nghi về ảnh hưởng của Anh đối với chính quyền Bắc Kinh. Ông nói: “Anh và các nước khác chỉ có thể trông chờ lời nói của mình thuyết phục được Bắc Kinh”. Chính phủ Trung Quốc hiện cho đây là vấn đề nội bộ của nước này và không ai có quyền xen vào.

Theo phó Thủ tướng Anh Nick Clegg, người dân ở cựu lục địa Anh được “toàn quyền” yêu cầu “tự do, công bằng, bầu cử minh bạch”. Anh và Trung Quốc có nghĩa vụ nghiêm túc trong bảo vệ quyền và tự do của người dân Hong Kong theo Tuyên bố chung được kí kết năm 1984 bởi “bà đầm thép” Margaret Thatcher.

Những người biểu tình cho rằng phía Bắc Kinh đã không màn đến các quy tắc trong thỏa thuận chuyển giao Hong Kong khi quyết định cho tự do bầu cử nhưng chỉ có các ứng viên thân Trung Quốc đại lục trong danh sách đưa ra mới được tham gia vào cuộc bầu cử năm 2017 sắp tới.

Dẫu thế, theo Rod Wye, Tuyên bố Trung – Anh vốn không rõ ràng và và không có quy định buộc Bắc Kinh phải thực hiện quyền dân chủ “kiểu Anh” ở Hong Kong. Không có nền cơ sở pháp lý nào để khiếu kiện và trên thực tế, Trung Quốc hoàn toàn có thể khẳng định họ đã thực hiện đúng cam kết. 

Giám đốc Trung tâm nghiên cứu châu Á thuộc trường Kinh tế Luân Đôn, ông Athar Hussain, cho rằng hi vọng thành công dù hết sức mong manh, chính phủ Anh vẫn phải tiếp tục gia tăng sức ép. Theo ông: “Trung Quốc sẽ không thể sử dụng vũ lực quá mức vì lo ngại ảnh hưởng mối quan hệ của Trung Quốc trên thế giới, đặc biệt là mối quan hệ với Đài Loan.”

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật