Kẻ ăn không hết...

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Có những người ’ăn’ gạch đá không hết, van xin buông tha thì không được. Nhưng cũng có những người, muốn được quan tâm, thì không nhận lấy mảy may thương hại.
Kẻ ăn không hết...
Kẻ ăn không hết... (Ảnh minh hoạ)

Cách đây mấy ngày, người phụ trách ở một hãng hàng không vừa rầu rĩ tâm sự với tôi rằng một nhà trí thức có tên tuổi ở nước ta vừa gọi điện trực tiếp cho chị và quát tháo, tuyên bố sẽ “từ mặt” hãng vì chụp ảnh quảng cáo với người mẫu đồ lót. Và đó không phải là “hòn đá” duy nhất mà hãng này đang hứng chịu.

Bộ ảnh quảng cáo của hãng này, với một cô người mẫu đồ lót nổi tiếng, và cũng tai tiếng bậc nhất là Ngọc Trinh, đang gây bão trong dư luận với những quy kết về “thuần phong mỹ tục”, “đạo đức xã hội” và khiến cộng đồng mạng ra sức tranh cãi.

Chuyện của hãng này cũng giống như rất nhiều lần những cô gái đẹp h‌ּở han‌ּg xuất hiện hoặc hớ hênh phát ngôn khác, chúng ta lại đang có một cuộc tranh luận ở tầm xã hội. Năng lượng xã hội lại được đầu tư cho một cuộc luận chiến tốn kém thời gian. Đôi khi, sau những cuộc tranh luận “hoành tráng” ấy, chuyện của một người mẫu, sản phẩm tiếp thị của một doanh nghiệp hay một nhiếp ảnh gia bí ý tưởng bỗng trở thành... vấn nạn xã hội.

Tranh luận đúng là hành vi không thể thiếu của tư duy. Nhưng có ai tự hỏi rằng có nên phân biệt một cuộc tranh luận cần thiết và một cuộc tranh luận không thực sự cần thiết hay không?

Cùng là hành vi tranh luận, nhưng có những cuộc tranh luận đáng để chúng ta lưu tâm hơn rất nhiều lần. Buổi tối ngày mà chị phụ trách hàng không kia than thở vì bị “ném đá”, tôi mở máy tính ra và giật mình khi phát hiện ra rằng đang có ít nhất là báo chí ở 6 quốc gia khác nhau đang nói đến một cuộc tranh luận ở Việt Nam: Cuộc tranh luận về việc có nên hợp pháp hóa mạ‌ּi dâ‌ּm hay không.

Malaysian Digest, The Rakyat Post (Malaysia), The Korea Herald (Hàn Quốc), China Post, South China Morning Post (Trung Quốc), iAfrica (Nam Phi), The News (Nigeria), FirtPost (Ấn Độ) đều đăng tải một bài viết nói về cuộc tranh luận hợp pháp hóa mại dâ‌m ở Việt Nam.

Rất dễ nhìn ra rằng tại sao các quốc gia này quan tâm đến một vấn đề ấy: họ cũng đang đối mặt với cùng một nỗi băn khoăn; cùng một câu hỏi day dứt ở tầm xã hội. Họ cũng là những quốc gia mang quan niệm khắt khe với chuyện ’quan hệ’ và phụ nữ, và khác với phương Tây, quá trình hợp pháp hóa không thể diễn ra dễ dàng và đơn giản.

Chúng ta đang trong một cuộc tranh luận tiên phong. Và đó không phải là cuộc tranh luận duy nhất ở Việt Nam gây được sự quan tâm của nhiều nước bạn. Khi chúng ta đặt ra vấn đề hợp pháp hóa hôn nhân đồn‌g tín‌h, cuộc tranh luận ấy cũng “tạo sóng” trên mặt báo quốc tế – Việt Nam là một trong những nước đầu tiên ở châu Á đem vấn đề đó ra bàn thảo ở diện rộng. Nhiều nước đang chờ dư luận nước ta cùng tìm câu trả lời với họ.

Tất nhiên, mỗi người sẽ có một ý kiến khác nhau. Nhưng cuộc tranh luận đã kéo dài rất lâu. Nó đã bắt đầu từ trước cả năm 2011, khi Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu rằng không nên coi mạ‌ּi dâ‌ּm là một tệ nạn nữa.

Nó đã được đưa ra Quốc hội từ mấy năm trước. Nhưng có vẻ như chưa ai quan tâm đến nó đủ nhiều để đưa ra câu trả lời cuối. Có nên hợp pháp không, tại sao, và nếu không thì dùng cách gì để giải quyết cuộc sống của những con người ấy, nếu có thì các hệ quả đi kèm là gì. Có nhiều vấn đề cần suy nghĩ hơn là đồ lót xấu hay tốt.

Rất nhiều người trong số họ, chủ thể của cuộc tranh luận bị lãng quên ấy là những con người tội nghiệp và bế tắc. Bạn có thể giở báo ra và đọc về những mảnh đời lay lắt ấy bất cứ lúc nào. Họ bị lợi dụng, bị bó‌c lộ‌t, bị B.H. Hẳn bạn đã nghe đến những phận đời gái mạ‌ּi dâ‌ּm chồng nghiện ngập tù tội, con nhỏ nheo nhóc, không còn con đường nào để mưu sinh ngoài “nhắm mắt đưa chân”. Hẳn bạn đã nghe đến những “ổ quỷ” nơi các cô gái bị coi như món hàng và bị bó‌c lộ‌t bởi những tay ma cô tàn bạo.

Đó không phải là những chuyện hư cấu lên cho có theo kiểu “nghe cave kể chuyện”, mà là những chuyện đang diễn ra quanh ta. Và họ có thể cũng đang chờ ngóng xã hội tìm ra một lời giải cho mình. Có một nghịch lý không nhỏ ở đây. Khi mà một số người, những ngôi sao showbiz van xin dư luận để cho họ yên thì không được yên, còn một số người, sống bên lề xã hội và rất mong được đoái hoài thì chưa thực sự được đoái hoài.

Một anh MC nổi tiếng mới đây đã phải viết “tâm thư” mong mọi người đừng bàn luận việc anh ta yêu một người phụ nữ đã có một đời chồng và một đứa con nữa. Không thể hiểu được logic ở đây là gì, và tại sao năng lượng xã hội lại có thể dành cho một câu chuyện như thế, ngay cả khi coi nó là “giải trí” đi chăng nữa.

Dường như những cuộc tranh luận xã hội đều là những cuộc “nhậu” cho vui và người nổi tiếng thì làm mồi nhậu ngon hơn những số phận cùng khổ. Người đồn‌g tín‌h và gái mạ‌ּi dâ‌ּm chỉ là một trong những ví dụ về những cuộc tranh luận có thể tạo ra sự thay đổi đáng kể, cho số phận của hàng vạn con người.

Tôi lan man nghĩ đến cả những dự thảo luật nằm lay lắt chờ lấy ý kiến nhân dân trên website của các bộ ngành, có khi cả mấy tháng trời nhận được một bình luận từ nhân dân, và ước gì người ta dành cho chúng chỉ một chút năng lượng từ những cuộc tranh luận đồ gợi cảm.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật