Libya bị tấn công, NATO quyết diệt IS

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Libya đã phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc, trong khi đó NATO đang tích cực đẩy mạnh cuộc chiến chống khủ‌ng b‌ố IS.
Libya bị tấn công, NATO quyết diệt IS
Sân bay ở Tripoli bị tấn công hồi tháng 8/2014

Libya ban bố tình trạng khẩn cấp

Trong một tuyên bố ngày 18/9, tân Tổng tham mưu trưởng quân đội Libya, Đại tá Abdul Razzaq Nazhuri đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc, đồng thời khẳng định binh sỹ nước này đã sẵn sàng chống lại "các nhóm cực đoan".

Người đứng đầu quân đội Libya đã yêu cầu tất cả các sỹ quan và chiến sỹ ngay lập tức quay lại đơn vị để sẵn sàng cho các cuộc giao tranh mới.

Đại tá Nazhuri nêu rõ: "Vào thời điểm đất nước đang bị tấn công, chúng tôi kêu gọi tất cả thành viên lực lượng vũ trang, binh sỹ và sỹ quan thuộc mọi binh chủng quay trở lại đơn vị trong thời gian tối đa 15 ngày".

Ông Nazhuri cũng khuyến cáo dùng các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc đối với những người không tuân thủ mệnh lệnh nói trên, đồng thời kêu gọi thanh niên và "các anh em Salafi" - những người đang bị nhóm phiến quân Ansar al-Sharia có liên hệ với al-Qaeda và các lực lượng đồng minh ở khu vực miền Đông tấn công, gia nhập quân đội để chống lại các nhóm phiến quân đối địch thuộc liên minh "Bình minh Libya" của phe Hồi giáo - lực lượng hiện đang chiếm giữ thủ đô Tripoli và thủ phủ miền Đông Benghazi.

Libya đã chìm trong bất ổn kể từ sau cuộc chính biến lật đổ nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi năm 2011. Quốc gia giàu dầu mỏ này đang phải chứng kiến tình trạng chia rẽ chính trị sâu sắc.

Đặc biệt, từ tháng 5/2014, các cuộc giao tranh đẫm máu giữa nhóm "Bình minh Libya" (Fajr Libya) và lực lượng chính phủ liên tiếp xảy ra.

Cuộc chiến đã lan rộng tới thủ đô Tripoli cũng như các thành phố lớn như Benghazi, Gharyan và Zawiya.

Theo các nhà phân tích, cuộc khủng hoảng hiện nay mới chỉ là giai đoạn đầu của tấn thảm kịch mà Libya sẽ phải đối mặt trong nhiều năm tới. Tình hình sẽ còn diễn biến phức tạp, nhất là khi các lực lượng thánh chiến và Hồi giáo cực đoan đang trỗi dậy mạnh mẽ tại hàng loạt quốc gia trong khu vực.

Chính quyền Libya đã nhiều lần lên tiếng kêu gọi sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, dường như phương Tây và các nước trong khu vực vẫn chưa sẵn sàng can thiệp vào quốc gia Bắc Phi này do nguồn lực hạn chế.

Nhiều ý kiến cho rằng, những gì đang diễn ra ở Libya là kết quả của một thảm kịch có mầm mống cách đây 3 năm bởi chiến tranh do Mỹ và NATO tiến hành tại Libya.

Năm 2011, hàng chục ngàn người Libya đã thiệt mạng khi Mỹ, Anh, Pháp và các đồng minh của họ ở Trung Đông ném bom Libya, đồng thời trang bị vũ khí cho một tập hợp các lực lượng dân quân Hồi giáo có quan hệ với al-Qaeda, các lực lượng bộ tộc và một số đơn vị ly khai từ chế độ Gaddafi được họ sử dụng làm đội quân dưới mặt đất.

Mỹ và đồng minh chống khủ‌ng b‌ố IS

Giờ đây, khi Libya đang rơi vào tình trạng hỗn loạn với B.L leo thang thì tác giả của cuộc chiến 3 năm về trước đã "bỏ của chạy lấy người" và dành mối quan tâm cho một nỗi lo khác là khủ‌ng b‌ố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).

Phiến quân Hồi giáo IS

Sự trỗi dậy của lực lượng khủ‌ng b‌ố IS khiến Mỹ và các đồng minh "ăn không ngon, ngủ không yên".

Ngày 19/9, các máy bay chiến đấu  Rafale của Pháp đã tiến hành các cuộc không kích đầu tiên nhằm vào IS và tiêu diệt thành công mục tiêu, đồng thời khẳng định sẽ triển khai thêm các chiến dịch tiếp theo.

Bỉ cũng sẵn sàng hưởng ứng đề nghị tham gia vào liên minh quốc tế tại Iraq chống IS tự xưng bằng cách cử 6 máy bay chiến đấu F-16 và 2 máy bay C-130 cùng nhân sự tới Iraq.

Bên cạnh đó, sẽ có 3 nhóm lực lượng đặc biệt gồm 35 binh sỹ tham gia đào tạo và hỗ trợ lực lượng Iraq và người Kurd. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Bỉ Reynders nhấn mạnh Bỉ sẽ không tham gia vào lực lượng bộ binh trong liên minh chống IS.

Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Tây Ban Nha Pedro Morenes, ngày 18/9, xác nhận nước này sẽ triển khai một khẩu đội tên lửa đất đối không Patriot đến Thổ Nhĩ Kỳ như một phần trong sứ mệnh của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) bảo vệ dân thường ở khu vực biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ-Iraq-Syria trước các cuộc không kích và tấn công bằng tên lửa đạn đạo có thể xảy ra.

Ông Morenes giải thích khẩu đội tên lửa nói trên sẽ do 130 binh lính vận hành và sẽ được đưa tới khu vực Adana, Tây Nam Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 1/2015 để thay thế cho khẩu đội tên lửa đất đối không của Hà Lan, dự kiến sẽ rút khỏi đây vào cùng thời gian này.

Mỹ, quốc gia phát động và giữ vai trò chủ đạo trong cuộc chiến chống IS ngày càng can thiệp sâu vào tình hình B.L tại Iraq và Syria. Trong một diễn biến quan trọng, ngày 18/9, Thượng viện Mỹ đã dễ dàng thông qua dự luật gây tranh cãi do Tổng thống nước này Barack Obama đệ trình, theo đó cho phép huấn luyện và vũ trang cho quân nổi dậy ôn hòa ở Syria trong cuộc chiến chống IS.

Trước đó, Tướng 4 sao Martin Dempssey, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu liên quân, trong cuộc điều trần trước một ủy ban của Thượng viện nói rằng, nếu cảm thấy cần thiết, ông sẵn sàng kiến nghị Tổng thống Barack Obama cho triển khai một lực lượng lính bộ binh vào cuộc chiến chống nhóm chủ chiến IS ở Iraq. Điều này trái với tuyên bố nhiều lần trước đây của Tổng thống Obama khi khẳng định là Mỹ sẽ không một lần nữa đưa lính bộ binh vào cuộc chiến tại Iraq.

Để giúp Iraq chống lại IS, cho tới nay chính quyền Obama đã điều động hơn 1.600 cố vấn quân sự vào Iraq giúp quân đội nước này chống lại các cuộc tấn công của nhóm IS.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật