Dân rất công bằng và dân biết hết!

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tập trung cho việc lớn nhưng không bỏ qua việc nhỏ, đó là phong cách của người cán bộ vì dân. Và khi đó, tên tuổi họ sẽ “tự phát sáng” bởi dân rất công bằng và dân biết hết! Chỉ có điều người xưa có câu, “Dẫn lễ thì dễ, giữ lễ mới khó”, mong tinh thần này, phong cách này tiếp tục được nhân rộng, phát huy…
Dân rất công bằng và dân biết hết!
(Tướng Chung, cùng cán bộ Công an đưa đối tượng Bình (X) về trụ sở)

Vụ giải cứu con tin thành công tại quận Thanh Xuân Hà Nội vừa qua có một chi tiết gây ấn tượng trong dư luận.
Đó là hình ảnh người áp giải kẻ bắt cóc con tin ra xe chính là Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung, Giám đốc Công an TP Hà Nội và đối tượng đã được lên chiếc xe của chính Tướng Chung.
Vì sao vụ việc này lại có sự xuất hiện của Thiếu tướng Chung?
Lý do là bởi kẻ tống tiền ra yêu sách, đòi phải được gặp trực tiếp người đứng đầu Công an Hà Nội nên sau 4 lần thuyết phục qua điện thoại không thành, Tướng Chung phải bỏ buổi học để trực tiếp tham gia phá án.
Một mình bước vào căn phòng có 2 con tin đang bị khống chế, Tư giải thích cho đối tượng Trần Thanh Bình biết hành vi của Bình là vi phạm Pháp Luật. Nếu chấp nhận thả các con tin, ra làm việc với cơ quan công an, Bình sẽ được hưởng khoan hồng.
Trần Thanh Bình ra điều kiện được gặp vợ con nhưng Tướng Chung cương quyết từ chối, yêu cầu đối tượng buông hung khí đồng thời với tư cách người đứng đầu CATP Hà Nội, ông đảm bảo sẽ cho Bình gặp vợ con khi về đến cơ quan công an.
Thế là chỉ chưa đầy 10 phút, Trần Thanh Bình bị khuất phục bởi sự thương thuyết khôn khéo, chấp thuận đi theo Tướng Chung xuống tầng 1 và được đưa lên chính chiếc xe của Giám đốc CATP Hà Nội chạy về trụ sở Phòng Cảnh sát Hình Sự (số 7 Thiền Quang).
Đây được coi là một thành công bởi đối với loại tội phạm này, chỉ cần một sự manh động nhỏ hoàn toàn có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường, thậm chí là sinh mạng không phải một người.
Vì thế, hành động của người đứng đầu Công an Hà Nội đáng được trân trọng và càng vui mừng hơn khi nó đang hòa nhịp với một phong cách làm việc của không ít lãnh đạo trẻ vừa qua.

Thời gian gần đây, hình ảnh cán bộ cao cấp, tư lệnh các ngành xuống tận cơ sở trong những thời điểm “nước sôi, lửa bỏng” không còn hiếm hoi như thủa ông Lê Huy Ngọ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đi chống bão lũ từng gây xúc động dư luận ngày nào mà đã trở nên khá quen thuộc, thậm chí đang có xu hướng trở thành công việc tất yếu của người cán bộ.
Đó là hình ảnh Bộ trưởng Đinh La Thăng vào tận Cà Mau thăm hỏi gia đình nạn nhân trong một vụ đắm thuyền, đu dây xuống vực tham gia cứu trợ trong vụ tai nạn giao thông ở Sa Pa hay Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đến trung tâm dịch đã không còn xa lạ.

Nhớ dạo này năm ngoái, khi lũ quét cuốn trôi khu tập thể giáo viên và cướp đi sinh mạng nhiều người ở Sa Pa, mình không thấy động tĩnh gì từ Bộ Giáo dục và Đào tạo. Mình gọi điện cho GS. Trần Văn Nhung, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng chức danh giáo sư Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT để hỏi tình hình.
GS. Nhung điện thoại cho thư ký Bộ trưởng Phạm Vũ Luận thì được biết, Bộ trưởng đã lên ngay hôm đó và hiện vẫn còn ở đấy.

Các lịch làm việc thời điểm đó của Bộ trưởng được hủy để ông tập trung giải quyết tình hình với các cán bộ, giáo viên và nhân dân Bản Khoang.

g việc làm của Bộ trưởng Thăng, Bộ trưởng Luận, Bộ trưởng Tiến, Thiếu tướng Chung… đã và đang báo hiệu một phong cách làm việc năng động, xông xáo, gần dân, xuống với dân, cùng tham gia giải quyết công việc với dân.

Và không chỉ thế, họ còn gửi một thông điệp với cấp dưới rằng họ luôn sát cánh cùng đồng chí, đồng đội trong giờ phút khó khăn nhất.

Tập trung cho việc lớn nhưng không bỏ qua việc nhỏ, đó là phong cách của người cán bộ vì dân. Và khi đó, tên tuổi họ sẽ “tự phát sáng” bởi dân rất công bằng và dân biết hết!

Chỉ có điều người xưa có câu, “Dẫn lễ thì dễ, giữ lễ mới khó”, mong tinh thần này, phong cách này tiếp tục được nhân rộng, phát huy…

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật