Ấn - Trung xích lại gần trong nghi kỵ

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mở đầu chuyến viếng thăm cấp nhà nước kéo dài ba ngày tại Ấn Độ, với cam kết đầu tư trên 100 tỉ USD giữa lúc người dân Ấn tỏ ra nghi ngại.
Ấn - Trung xích lại gần trong nghi kỵ
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (chỉ tay) cùng Chủ tịch Tập Cận Bình và phu nhân Bành Lệ Viên tại Ahmedabad ngày 17.9 - Ảnh: Reuters

Ngày 17/9, ông Tập Cận Bình đã đến Ahmebadad, thành phố chính của bang Gurajat, quê hương của tân thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.

Việc Thủ tướng Modi tiếp ông Tập bên ngoài thủ đô New Delhi và mời dự dạ tiệc mừng sinh nhật là một ngoại lệ mà giới quan sát nhận định là nhằm tỏ ra trọng thị và thân mật với lãnh đạo quốc gia láng giềng dồi dào về tài chính.

Trung Quốc hiện là đối tác kinh tế hàng đầu của Ấn Độ, với trao đổi mậu dịch hàng năm hiện lên tới hơn 65 tỷ đôla, nhưng với phần thâm hụt nghiêng hẳn về phía Ấn Độ.

Từ khi nhậm chức hồi tháng 5.2014, ông Modi đã nhiều lần kêu gọi đầu tư từ Trung Quốc để cải thiện cơ sở hạ tầng và bày tỏ sự ngưỡng mộ trước các thành tựu kinh tế của nước láng giềng. Đáp lại, trước khi đến Gujarat, ông Tập đã có bài viết trên tờ The Hindu với những lời lẽ tỏ ra thân tình, bóng bẩy. Ông ví Trung Quốc là “công xưởng” và Ấn Độ là “văn phòng” của thế giới. “Với kinh nghiệm giàu có trong xây dựng hạ tầng và chế tạo,

Đến thăm Ấn Độ lần này, chủ tịch Tập Cận Bình sẽ cam kết những khoảng đầu tư, mà theo lời tổng lãnh sự Trung Quốc ở Bombay, có thể lên tới hơn 100 tỷ đôla, tức là cao gấp ba lần so với số vốn đầu tư mà thủ tướng Nhật Shinzo Abe hứa hẹn trong chuyến viếng thăm Ấn Độ gần đây.

Dù có vẻ thuận lợi trong hợp tác kinh tế, giới quan sát đánh giá các cuộc thương thảo trong những ngày tới sẽ không hoàn toàn dễ chịu. Vấn đề tranh chấp biên giới chưa bao giờ thôi là cái gai nhọn trong quan hệ hai nước. Ngay ngày 16.9, Ấn Độ tuyên bố sẽ “kiên quyết bảo vệ” đường biên giới 3.500 km sau khi 200 binh sĩ Trung Quốc hồi tuần trước tràn vào vùng Ladkah mà New Delhi khẳng định là lãnh thổ của mình. Đến đêm 10.9, binh sĩ Ấn Độ còn phá hủy một đường hầm tạm thời do phía bên kia xây dựng. Sự cố mới nhất và những cuộc xâm nhập liên tục của quân Trung Quốc, đến 334 lần trong 8 tháng đầu năm 2014, khiến người dân Ấn Độ hết sức bất bình. Đã xảy ra biểu tình phản đối chuyến thăm của ông Tập trước sứ quán Trung Quốc ở New Delhi, làm 10 người bị bắt.

Giáo sư Srikanth Kondapalli từ Trung tâm nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học Jawaharlal Nehru nói với Thanh Niên rằng tranh chấp biên giới sẽ là vấn đề gai góc nhất trong 5 cụm vấn đề lớn mà hai bên sẽ bàn thảo.

Một vấn đề khác cũng khiến Ấn Độ ngờ vực là chiến lược tạo dựng “con đường tơ lụa” xuyên Trung và Nam Á nối xuống các đảo quốc trong Ấn Độ Dương của ông Tập Cận Bình. Dù có thể diễn giải mục tiêu là để đối trọng với chiến lược tái cân bằng của Mỹ ở châu Á, New Delhi vẫn quan ngại rằng “con đường” này sẽ là gọng kìm mà Bắc Kinh muốn tạo ra để bao vây Ấn Độ. Sri Lanka ủng hộ “con đường” này trong chuyến thăm của ông Tập, nhưng cũng trấn an Ấn Độ rằng: “Chúng tôi sẽ không cho phép sử dụng các hải cảng của mình cho mục đích quân sự”.




Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật