Dương Yến Ngọc: bi kịch sẽ còn tiếp diễn...

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trong mối quan hệ hôn nhân, tình yêu là cầu nối rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến mọi quyết định của người trong cuộc, đặc biệt là người phụ nữ.
Dương Yến Ngọc: bi kịch sẽ còn tiếp diễn...
Dương Yến Ngọc
Với tôi, khi người đàn ông ngoại tình, chỉ cần người vợ hỏi anh ta một câu: “Còn yêu không?”. Nếu người chồng trả lời còn yêu và sống có trách nhiệm với gia đình, người vợ thông thường có thể bỏ qua những lỗi lầm của chồng, thậm chí nhắm mắt làm ngơ. Họ bao dung, tha thứ, chịu thiệt thòi, sau rốt là vì một chữ yêu. Còn một khi đã hết yêu, thì họ cũng sẵn sàng, gạt bỏ tất cả để mà chia tay. Trong cơn sóng gió mà theo như báo chí đã đưa tin vừa qua, tôi giận chồng lắm chứ. Trước biến cố hôn nhân, tôi gặp chuyên gia tâm lý, người mà tôi tin tưởng. Chị hỏi: “Em có còn yêu chồng không”.“50% còn yêu, 50% là căm ghét”, tôi đã trả lời như thế.

Trong đầu tôi từng xuất hiện chữ “Chết”

Nhiều người Việt Nam nghĩ rằng một người đến khám bác sĩ tâm lý đồng nghĩa với người đó không bình thường, bị điên hay có vấn đề về thần kinh, nên số đông vẫn e ngại về việc mình phải đi gặp chuyên gia tâm lý, cứ thế mà khép mình chịu đựng trong nỗi đau khổ, bất an, trầm cảm không ai thấu. Với tôi, bác sĩ tâm lý là một người bạn sẵn sàng lắng nghe, chuyện trò và thấu hiểu những dằn vặt, khó khăn của tôi và giúp tôi đưa ra những xử lý sáng suốt nhất.
Suốt quãng thời gian quan hệ hôn nhân đi vào ngõ cụt,cộng thêm hàng loạt áp lực từ truyền thông, công việc kinh doanh, tôi gần như rơi vào trạng thái trầm cảm. Trong đầu liên tục xuất hiện một chữ “chết – chết – chết”. Thật may mắn tôi còn chút tỉnh táo sau cùng để tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia tâm lý. Sau câu trả lời nửa yêu và nửa căm ghét chồng của tôi, chuyên gia tâm lý cho biết rằng như vậy là tôi vẫn còn yêu chồng, còn yêu nhiều lắm.
Chị không bảo tôi phải làm gì cả, chỉ im lặng lắng nghe tôi tâm sự, cùng tôi đưa ra các phương án và cách giải quyết rồi bình tĩnh nhẹ nhàng nói: "Em chọn đi, chọn con đường nào mà em cảm thấy tinh thần thoải mái nhất, thể lực sung mãn nhất và chấp nhận chịu trách nhiệm với nó đến cùng”. Tự nhiên tôi sững người, đầu óc đang rối mù bỗng thông suốt. Và tôi biết mình cần làm gì để tự giải thoát cho nỗi đau của chính mình.

Tôi đã biết kết thúc chỉ khiến tiêu cực nối tiếp tiêu cực

Trải qua một lần tình duyên thất bại, cùng với cuộc hôn nhân thứ hai nhiều sóng gió, tôi nghiệm đời hơn. Rồi nhận ra chỉ có mình mới có thể hóa giải nỗi đau cho chính mình. Những dồn nén trong tâm cần phải được giải thoát. Và tôi để những nỗi đau ấy tự động tuôn trào ra (dĩ nhiên là trong giới hạn chấp nhận được). Khi đau đớn đã đến tột cùng, giận dữ khóc than cũng chạm đến đỉnh điểm, người ta sẽ cảm thấy chẳng còn đau đớn gì nữa. Chính đây là lúc tôi bình tĩnh nhìn lại, để thấu suốt mọi việc. Tôi nghĩ đến quá khứ và tương lai, đến cuộc chia tay của bố mẹ, đến các con và chuỗi bi kịch đang tiếp diễn với cuộc đời mình.
Lần này, nếu lại kết thúc bằng sự chia ly, cuộc đời tôi sẽ đi đến đâu, các con sẽ đi đến đâu? Và có chắc bi kịch sẽ kết thúc, tôi hạnh phúc, hay lại là một bi kịch khác tiếp nối? Mâu thuẫn vợ chồng nào cũng giống nhau, xoay quanh: tình – tiền – bất đồng quan điểm. Khác nhau chính là người trong cuộc có đủ bình tĩnh, chủ động dùng những việc làm và suy nghĩ tích cực để kết thúc tiêu cực hay không. Vì còn yêu chồng, vì mong được hạnh phúc, tôi muốn dùng chút tâm sức và hy vọng dù là nhỏ nhất để thắp sáng lại ngọn lửa từ đống tro tàn.
Vì còn yêu là còn tha thứ, và tha thứ sẽ kết thúc mọi nỗi đau…
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật