Võ Tắc Thiên tuyển ‘mỹ nam’ như thế nào?

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Đàn ông muốn trở thành “nam sủng” của Võ Tắc Thiên phải hoàn hảo “cả vỏ lẫn ruột”. Trẻ khỏe, đẹp trai chưa phải là tất cả. Đàn ông muốn trở thành “nam sủng” của Võ Tắc Thiên phải hoàn hảo “cả vỏ lẫn ruột”, kỹ thuật phò‌ּng th‌ּe tuyệt đỉnh.
Võ Tắc Thiên tuyển ‘mỹ nam’ như thế nào?
Mục đích tuyển chọn “mỹ nam” của Võ Tắc Thiên là để thỏ‌a mã‌n cơn khát dụ‌ּc vọn‌ּg trong mình. (Ảnh minh họa)

“Nam sủng” ý chỉ những mỹ nam có gương mặt, đầu tóc, tướng mạo đẹp đẽ, sáng sủa. Họ được xem là đồ chơi tiêu sầu giải khuây của những quý bà đang khát hơi đàn ông. Trong lịch sử cổ đại Trung Quốc, chuyện phụ nữ quyền cao vọng trọng bí mật chiêu nạp “mỹ nam” nhiều vô số kể. Điển hình là bà hoàng xấu xí Giả Nam Phong thời Tây Tấn, Phùng thái hậu thời Bắc Ngụy, Hồ thái hậu thời Bắc Tề…Nhưng so với đám đàn bà háo sắc hiếu dâ‌m này, Võ Tắc Thiên (624-705) thuộc hàng đệ nhất thiên hạ. Vì vậy, cách chiêu nạp “nam sủng” của bà hoàng nổi tiếng độc ác cũng dị thường gấp bội.

Mục đích tuyển chọn “mỹ nam” của Võ Tắc Thiên là để thỏ‌a mã‌n cơn khát dụ‌ּc vọn‌ּg trong mình. Chuyện này có liên quan mật thiết tới truyền thống hiếu dâ‌m của đàn bà gia tộc Võ thị. Mẹ của bà, tức Vinh Quốc phu nhân (sau cải phong thành Thái Nguyên vương phi) tới năm 88 tuổi vẫn ham mê sắc dục. Bà ta từng có cuộc tình loạn luân với cháu ngoại mình là Hạ Lan Mẫn. Sự thực này từng được chép lại trong các cuốn “Cựu Đường thư”, “Tân Đường thư” hay “Tư trị thông giám”. Con gái của Võ hậu là Thái Bình công chúa lẫn chị ruột bà là Hàn quốc phu nhân và cháu gái bà là Ngụy quốc phu nhân cũng đều là những “mãnh thú” trong chốn khuê phòng. Xuất thân trong gia tộc ấy, Võ Tắc Thiên đương nhiên không đi chệch quỹ đạo.

Theo ghi chép của sử sách, Võ hậu được dâng lên Đường Thái tông khi mới 14 tuổi. Dù chưa tới độ chín xuân thì, nhưng thâ‌n hìn‌h bà ta lúc ấy đã phổng phao, nảy nở, lại thêm tài đối đáp khéo léo và khả năng là‌ּm tìn‌ּh điêu luyện, bà khiến đấng quân vương đắm đuối không rời. Sau khi Đường Thái tông băng hà, Võ Mị Nương bị ép xuống tóc xuất gia, về sau cải giá với Đường Cao tông Lý Trị. Vị vua này có 8 hoàng tử, 4 công chúa. Trong số ấy, 4 con trai và 2 con gái là do Võ Tắc Thiên sinh hạ. Xét từ điểm này, có thể thấy, bà hoàng dâ‌m đãng quả tham lam và bá đạo trong chuyện phò‌ּng th‌ּe. Về sau, Đường Cao tông lâm nhiều trọng bệnh, long thể ngày càng suy sụp, yếu ớt, khiến dụ‌ּc vọn‌ּg của bà hoàng phải đè nén, ngủ yên. Nhưng vì mải mê thao túng quyền lực, nên nỗi thèm khát xác thịt trong Võ Tắc Thiên cũng lắng dịu đôi phần.

Tới năm 683, Đường Cao tông Lý Trị qua đời, thái tử Lý Hiển lên ngôi, Võ hậu lúc này được phong làm Hoàng thái hậu, thao túng toàn bộ chính sự. Khi giấc mộng bá chủ thiên hạ đã thành hiện thực, Võ Tắc Thiên dần thả lỏng tâm trí. dụ‌ּc vọn‌ּg đã ngủ vùi bấy lâu lại bùng lên dữ dội trong con người bà ta. Không gì khác ngoài “mỹ nam” trở thành “tiên dược” khỏa lấp nỗi cô đơn quạnh quẽ của quả phụ họ Võ. Bà ta cho lập Phụng Thần phủ để tuyển chọn nhiều thanh niên tuấn tú đưa vào phục vụ và thỏ‌a mã‌n dụ‌ּc vọn‌ּg của mình. Từ ấy về sau, những nam nhân mặt đẹp như tiết Hoài Nghĩa, Thẩm Nam Cầu, Trương dịch Chi, Trương Xương Tông… lần lượt ngả vào vòng tay bà hoàng, cam tâm tình nguyện làm tri kỷ trên giường của người phụ nữ hoang dâ‌m. Ngoài những người này, số đàn ông trong thiên hạ mong ngóng được một lần hoan lạc, hầu hạ Võ Tắc Thiên nhiều vô số kể.

Ngoài những người này, số đàn ông trong thiên hạ mong ngóng được một lần
hoan lạc, hầu hạ Võ Tắc Thiên nhiều vô số kể. (Ảnh minh họa)

Vậy, trong chuyện tuyển chọn “mỹ nam”, bà hoàng Võ Mị Nương đặt ra những tiêu chuẩn ngặt nghèo nào để lựa ra những nhân vật “tinh anh” đủ sức giải khuây tiêu sầu cho mình?

Chắc chắn đó là những người thuộc hàng mỹ nam khét tiếng trong thiên hạ. tiết Hoài Nghĩa được mô tả trong “Cựu Đường thư” và “Tân Đường thư” là người có mặt đẹp, tướng mạo bất phàm, thâ‌n hìn‌h cao to uy mãnh. Dù sử liệu không mô tả tỉ mỉ dung mạo của Thẩm Nam Cầu, nhưng để lọt vào mắt xanh của bà hoàng khó tính, lại được đặc ân thăm bệnh cho hoàng đế, hoàng hậu và những bậc quyền cao vọng trọng trong cung, ít nhất anh ta cũng thuộc hàng thanh tú, nho nhã, ôn hòa. Trương dịch Chi mới ngoài 20, nước da trắng trẻo, dáng dấp mềm mại, uyển chuyển. Trương Xương Tông được cuốn “Cựu Đường thư” ví von là sở hữu gương mặt đẹp như hoa sen. Hai kẻ họ Trương đều được liệt vào hàng đệ nhất mỹ nam trong thiên hạ bấy giờ. Xem ra, tuổi đời trẻ trung và dung mạo đẹp đẽ là hai điều kiện tiên quyết để Võ Tắc Thiên xem xét, lựa chọn đàn ông cho mình.

Ngoài Tống Chi Vấn, những kẻ công khai tự tiến cử mình hay cha tiến con
đều bị Võ Tắc Thiên thẳng thừng từ chối. (Ảnh minh họa)

Nhưng bề ngoài không thể quyết định tất cả. Để thu phục được trái tim bà hoàng, các “mỹ nam” còn phải là “mãnh nam” trong chốn phò‌ּng th‌ּe. Điều này đồng nghĩa với việc, người đàn ông được bà hoàng lựa chọn không chỉ hoàn hảo về dung mạo mà còn điêu luyện, sung sức và thành thục lúc “lên giường”. Từ tiết Hoài Nghĩa đến Thẩm Nam Cầu đều được ca tụng là có những chiêu thuật phò‌ּng th‌ּe cực tinh vi, khiến Võ thị hoan hỉ bất tận. Riêng với công phu giư‌ּờng chi‌ּếu của Trương Xương Tông, bà hoàng này vô cùng mãn nguyện.

Như vậy, để hút hồn được thiên hạ đệ nhất dâ‌m phụ Võ Tắc Thiên, cánh mày râu phải hội tụ đủ ba yếu tố: trẻ trung, dung mạo tuấn tú và c‌ơ th‌ể tráng kiện, sung sức khi “xung trận”. Thế nhưng, không phải “mỹ nam” nào cũng dễ dàng chiếm được trái tim bà hoàng. Văn nhân đời Đường Tống Chi Vấn nổi tiếng là kẻ tài hoa, tướng mạo ngời ngời, từng nịnh đầm Võ hậu bằng một bài thơ nặng sâu ý tình. Những tưởng hoàn hảo tới vậy sẽ dễ khiến trái tim bà hoàng xao động, nhưng Tắc Thiên trước sau vẫn tỏ thái độ lạnh lùng từ chối. Sở dĩ bà hoàng không thèm đếm xỉa tới hạng văn nhân như Tống Chi Vấn vì chê ông ta có bệnh hôi mồm, lại khiếm khuyết về sin‌ּh l‌ּý và tính cách lộ liễu trắng trợn. Ngoài Tống Chi Vấn, những kẻ công khai tự tiến cử mình hay cha tiến con đều bị Võ Tắc Thiên thẳng thừng từ chối.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật