Bánh trung thu không còn thanh cảnh

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Như mọi năm, đến mùa này, trên những con phố Sài Gòn lại rộ lên những tiệm “d‌ã chi‌ến” bày bán đủ loại bánh trung thu. Rồi càng gần đến ngày rằm tháng tám, chiếc bánh biểu tượng của sự thanh cảnh này lại rớt giá chóng mặt...
Bánh trung thu không còn thanh cảnh
Bánh trung thu ngày càng rời xa giá trị ẩm thực để trở thành món quà hiếu hỉ nặng hình thức. Trong ảnh: một gian hàng bánh trung thu “d‌ã chi‌ến“ ế ẩm trên đường Huỳnh Tấn Phát, quận 7, tối 1/

Đơn giản, vì từ lâu rồi, người Việt ở đô thị coi đó là thứ bánh (trung thu cũng là một mùa hiếu hỉ) được dùng cho mục đích biếu tặng hơn là mua về để thưởng thức.

Nói vậy không có nghĩa là không có người mua bánh trung thu về để ăn. Nhưng hẳn, nếu mua để ăn, thì sẽ không thể mua nhiều được, vì chẳng ai tài giỏi ăn hết chiếc bánh trung thu, lý do là nhà sản xuất đáp ứng phần đông nhu cầu thị trường biếu tặng nên làm ra những chiếc bánh trung thu hàng loạt nhìn thì bắt mắt nhưng đa số thiếu sự tinh tế, vì độ ngọt quá cao, nén quá nhiều nguyên liệu dinh dưỡng bên trong nhân bánh mà người dùng khó lòng kiểm soát được nguồn gốc. Bọn trẻ dùng thì lo béo phì, người già dùng lo mất cân bằng đường huyết, thanh niên thì có quá nhiều chọn lựa hay ho hơn là ngồi ngắm trăng, nhấp trà và thưởng bánh.

Ngoài vai trò là món quà biếu thể hiện sự hiếu hỉ thì nói đúng, cũng có những gia đình mua để ăn, song là ăn “cho có không khí trung thu”, để thỏ‌a mã‌n chút hoài niệm hơn là tận hưởng một lối sống thanh nhàn, hài hòa, đoàn viên.

Chính vì thế mà chiếc bánh ngày càng được gia công về hình thức, đóng gói một cách cầu kỳ, kỹ lưỡng, cốt tạo ra giá trị của một món quà, nặng tính “son phấn” hơn hướng đến thưởng thức ẩm thực. Nó mang thông điệp của sự quan tâm, đối đãi, thậm chí là tính toán gửi gắm ơn nghĩa trong xã hội nhiều hơn là đạt tới nguồn gốc ban đầu như đã thể hiện trong các tên gọi khác của chiếc bánh này: Đoàn Viên Bính (bánh đoàn viên) hay Trung Thu Nguyệt Bính (bánh trăng trung thu).

Sự chuyển đổi trong khung cảnh sống, nhu cầu sử dụng đã ngày càng làm thay đổi công thức sản xuất và theo đó, là thay đổi về biểu tượng của chiếc bánh trung thu.

Cộng với nhận thức về sự độc lập trong văn hóa, sự tẩy chay những tập tục cũ có gốc tích Trung Hoa, rồi đây, sẽ đến một ngày những chiếc bánh trung thu sẽ cùng với những phong tục không còn hợp thời sẽ tự chuyển hóa lõi biểu tượng, chỉ còn là cái vỏ hào nhoáng cho một mục đích sử dụng khác, hoặc biến mất vĩnh viễn trong đời sống.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật