Mỹ loay hoay tìm biện pháp đối phó với Nga ở Ukraine

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trong khi một số nghị sỹ diều hâu của Mỹ cho rằng cần đưa súng đạn cho Kiev thì một số khác cho rằng tốt nhất nên đàm phán với Nga để giải quyết cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Mỹ loay hoay tìm biện pháp đối phó với Nga ở Ukraine
Thượng Nghị sỹ Dianne Feistein.

Phái diều hâu đòi đưa súng đến Kiev

Theo báo Bizlive, Thượng nghị sỹ Menedez thuộc Đảng Dân chủ hôm qua phát biểu trên truyền hình CNN nói rằng Mỹ nên cung cấp vũ khí cho Ukraine để khiến ông Putin phải trả giá. Viên Nghị sỹ này nói: “Chúng ta nên cung cấp cho người Ukraine loại vũ khí phòng vệ mà có thể khiến Putin phải trả giá cho những hành động hung hăng của ông ấy”.

Những ngày gần đây, một số nước phương Tây như Anh, Pháp đã tuyên bố có bằng chứng về việc lực lượng Nga xuất hiện ở Ukraine để củng cố thêm quan điểm của họ rằng Nga đang hậu thuẫn lực lượng ly khai. Trong phát biểu của mình, nghị sỹ Menedez cũng nhấn mạnh: “Đây không còn là vấn đề của một số kẻ ly khai phản loạn mà đây đã là cuộc xâm lược trực tiếp của Nga. Chúng ta phải nhìn nhận vấn đề như thế”.

Còn Thượng nghị sỹ John McCain, một người có tiếng nói trong Ủy ban viện trợ quân sự của Mỹ thì nói nói trên chương trình Face the Nation của Đài CBS rằng ông Putin là ‘một cựu sỹ quan tình báo KGB mong muốn khôi phục lại đế chế của người Nga’. Đồng thời ông McCain kêu gọi “trừng phạt mạnh mẽ”. Cũng giống như ông Menedez, ông McCain đưa ra yêu cầu chính quyền Mỹ viện trợ vũ khí cho Ukraine. “Đưa cho họ thứ vũ khí họ cần. Đưa cho họ tiền họ cần. Cho họ khả năng chiến đấu”. Ông McCain phát biểu.

Các biện pháp trừng phạt không hiệu quả

Trong một diễn biến khác, một vài Nghị sỹ Mỹ đang tỏ ra hoài nghi về chính sách trừng phạt kinh tế của Washington đối với Moscow. Theo Đài Tiếng nói Việt Nam, Thượng nghị sỹ Dianne Feinstein – Chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ hôm nay trả lời kênh truyền hình NBC nói rằng các biện pháp trừng phạt của phương Tây áp đặt đối với Nga sẽ không mang lại hiệu quả.

Bà Feinstein nói: "Người ta nói chỉ cần chờ đợi cho đến các biện pháp trừng phạt phát huy hiệu quả khiến nền kinh tế Nga tụt dốc. Tôi không nghĩ như vậy. Người Nga rất can đảm và kiên nhẫn. Họ sẽ vượt qua bất kỳ khó khăn nào của nền kinh tế. Tổng thống Nga Vladimir Putin nhận được sự hỗ trợ của công dân Nga, vì vậy các biện pháp trừng phạt của phương Tây sẽ không ảnh hưởng đến thái độ của người dân với chính sách liên tục của Moscow”.

quan hệ giữa Nga và phương Tây đã trở nên xấu đi do tình hình ở Ukraine. Cuối tháng 7 vừa qua, EU và Mỹ đã công bố các biện pháp trừng phạt đối với toàn bộ các lĩnh vực của nền kinh tế Nga. Đáp lại, Nga đã cấm nhập khẩu thực phẩm từ các nước đã áp đặt các biện pháp trừng phạt chống lại mình. Cụ thể là Mỹ, các nước thành viên EU, Canada, Australia và Na Uy.

Lệnh cấm nhập khẩu của Nga gồm thịt bò, thịt lợn, thịt gia cầm, xúc xích, cá, rau, trái cây, sữa và một số sản phẩm khác từ các quốc gia trên đã ảnh hưởng không nhỏ tới nông nghiệp của các nước này.

Trước tình hình đó, bà Feinstein cho rằng: "Chiến lược tốt nhất để giải quyết tình hình ở phía Đông Ukraine là đàm phán trực tiếp với các lãnh đạo Nga".

Tuy nhiên, cần biết là mới đây Tổng thống Nga Putin đã phát biểu rằng Nga không thể đàm phán điều gì với Kiev về ngừng bắn. Điều đó chỉ có thể do chính phủ Ukraine thương lượng với quân ly khai. Ông Putin cũng kêu gọi Ukraine nên đàm phán với những dân quân Donetsk để tiến tới thành lập một tiểu bang có sự độc lập chính trị tương đối ở miền Đông Ukraine để mang lại hòa bình cho Ukraine.

Mặt khác, nước Nga cũng đã lên tiếng cảnh cáo các thế lực phương Tây không nên manh động can thiệp vào Nga. Ông Putin, trong bài nói chuyện tại một trại thanh niên hồi tuần trước đã nói rằng nước ngoài không nên can thiệp vào Nga vì với kho vũ khí hạt nhân, Nga đủ sức đáp trả mọi hành động phiêu lưu.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật