Nàng dâu siêu bẩn và bừa bộn

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Ngày bà Ngà (Long Biên, HN) mới có con dâu, ai cũng mừng cho bà. Bởi nhà bà 1 mẹ 1 con vốn đã neo người, giờ con trai bà đã chịu lấy vợ, bà sẽ được nhàn nhã hơn.
Nàng dâu siêu bẩn và bừa bộn
Ảnh minh họa

Trong khi đó, Thư - con dâu bà hình thức lại xinh gái và ăn mặc rất hợp thời trang.Nhớ tới con dâu, bà Ngà chia sẻ với nét mặt thất vọng ra mặt. Bà bảo: “Có con dâu xinh xắn, suốt ngày diện quần áo đẹp, đến đi tập thể dục buổi sáng, tôi cũng thấy nó sức nước hoa thơm lừng mà ban đầu tôi mừng lắm. Tôi nghĩ bụng, một phụ nữ như thế sẽ rất sạch sẽ, gọn gàng trong sinh hoạt hàng ngày. Nào ngờ, càng ở chung một nhà với nó, tôi càng nhận ra nó bừa bộn và ở bẩn không thể tả. Giờ mới biết nhìn mặt bên ngoài không thể đoán được gì”.

Sợ người đối diện không tin, bà Ngà kể: “Nhà có 3 mẹ con, lại chưa có trẻ nhỏ nhưng từ ngày nó về, nhà tôi bừa bộn lắm. Hàng ngày nó đi làm thì khuất mắt trông coi, chứ ở nhà thì bày bừa kinh khủng. Nhất là nhà vệ sinh trên tầng của vợ chồng nó thì ôi thôi cái bệ vàng khè. Thậm chí nước xuất hiện thường xuyên trên cái nắp để ngồi nó cũng chẳng thèm đoái hoài. Nền phòng tắm của phòng nó thì thường xuyên trong tình trạng dơ bẩn, cống rãnh đầy tóc tai. Thậm chí nhiều khi vợ chồng nó ăn kem và sữa chua cũng tiện thể vứt luôn xuống cả nền nhà”.

Vì con dâu ăn ở bừa bộn như vậy, nên nhiều hôm bước lên tầng, bà chẳng tin nổi vào mắt mình: “Mỗi khi mở cửa phòng nó ra, tôi nhìn chẳng khác một bãi chiến trường với quần áo vứt ngổn ngang mọi nơi. Thằng con trai tôi chẳng nói làm gì vì bừa bộn từ trước rồi. Nhưng con dâu là phụ nữ xinh đẹp và gọn gàng bề ngoài vậy, nhưng xem ra trong sinh hoạt hàng ngày chẳng khá hơn chồng nó là bao. Ai đời, vợ chồng trẻ mà bàn chải đánh răng cứ tóe tòe loe. Khăn mặt thì không phơi trên giá mà treo ngay ở cái móc treo quần áo trong phòng. Sờ vào khăn thì thấy nhờn nhờn, nhớt nhớt mà vợ chồng nó vẫn dùng để lau mặt hàng ngày được”.

Thậm chí có lần, bà Ngà để ý thấy hành động của con dâu mà thấy ghê: “Có lần trong bữa ăn, tôi để ý bát nước chấm thì càng tá hỏa khi con dâu để lưu cữu từ ngày này sang ngày khác. Chuyện là nó rót nước chấm ăn, ăn xong còn thừa thì lại cất vào tủ bếp. Khi hết nó lại rót tiếp. Đến nỗi nước chấm là 1 hỗn hợp của tất cả các loại rau đã chấm mà mùi nước mắm sực hết cả phòng. Có hôm thấy con dâu để bát ở bếp sắp rửa, tôi đã cố tình ra đổ đi luôn. Nhưng nhiều lần sau, con dâu sợ mẹ đổ nên lại nhanh tay cất ngay vào chạn. Rồi nồi nào luộc rau từ hôm trước rồi, con dâu không cần rửa lại. Nhiều khi tôi bảo sao không tráng qua thì con dâu bảo nồi luộc rau có dính mỡ miếc gì đâu mà cần phải rửa?!”.

Với bà Ngà, cái gì bẩn và bừa bộn còn chịu được, chứ bữa ăn hàng ngày mà con dâu bà làm thế thì không ổn: “Nhà có 1 con dâu, tôi chẳng muốn to tiếng quát tháo ầm lên. Tôi đã bảo ban nhẹ nhàng nhưng không thấy con dâu thay đổi. Hơn tháng nay, tôi không dám để cho nó nấu cơm chiều nữa. Hôm nào cũng tự làm cho yên tâm. Con dâu như vậy, kể ra với mọi người càng thêm ê mặt nên đành ngậm đắng nuốt cay. Song nhiều khi nhìn thấy cách ăn ở của con dâu, là mẹ chồng mà tôi khó chịu và stress kinh khủng. Chỉ ước gì tôi chưa có con dâu như vài tháng trước đây”.

Con dâu bà Học cũng là người Hà Nội và nhà bà cũng ở Hà Nội luôn. Vậy mà, từ ngày con dâu về, nhà bà Học cũng bị xáo trộn bởi tính ăn ở bẩn và làm gì cũng nháo nhào, qua loa đại khái cho xong của con dâu.

Bà não nuột kể: “Ngay từ khi mới về nhà chồng, con dâu tôi đã mang theo 2 con mèo cưng của con. Chuyện chẳng có gì đáng nói nếu nó chăm sóc thú cưng chu đáo. Đằng này, đến bữa ăn cùng cả nhà, con dâu tôi cứ dùng đũa đang ăn để trộn cơm cho mèo. Dâu mới nên tôi ngại nhắc và bảo chồng nó nhắc. Nào ngờ con dâu chẹp lưỡi bảo ‘Ôi dào, kiểu gì đũa cho người hay cho mèo thì đều chả phải rửa”. Nhìn vậy ngứa mắt, ông nhà tôi cứ phát rồ hết cả người lên. Nhiều lúc bực mình ông còn bảo sẽ bắt con dâu mang mèo về nhà đẻ mà nuôi. Tôi phải nói mãi ông mới chịu nhịn”.

Với ông bà Học, từ nhiều năm nay đã quen tính sạch sẽ rồi. Đến nước lọc rớt ra bàn, ông còn bắt bà phải lau luôn. Vì thế, con dâu ăn ở như vậy, ông bà Học khó chịu ra mặt.

“Tôi rất mệt mỏi khi nhà một con dâu bừa bộn và ở bẩn. Nhiều lúc, tôi chỉ muốn đi làm, làm việc vớ vẩn cũng được miễn không phải ở nhà phụ cơm nước cho các con. Vì mỗi khi con dâu đi làm về hay nhìn con nấu nướng là tôi kinh hãi. Con cứ bày ra ở gian bếp như một bãi chiến trường. Nó nấu ăn rất nhanh và khá ngon nhưng c cái nhanh của nó xong thì rổ rá bát đũa, xoong nồi vứt ngổn ngang dưới sàn bếp. Lần nào nó nấu, tôi cũng mất công đi dọn dẹp cả tiếng mới xong” - Bà Học đau đầu kể.

Từ ngày có con dâu, bà Học cũng hoảng nhất cái khoản bẩn trong nấu nướng của con dâu: “Trước đây, tôi vô cùng kị cái này, vì cái đồ mình ăn mà. Nhưng con dâu tôi thì toàn làm đại khái. Như một lần nó làm món bún thịt cuốn bánh tráng. Tôi để ý thấy cái thớt nó vừa dùng để thái thịt sống, mà nó chẳng thèm rửa còn vớ luôn cái khăn tôi hay dùng để lau bếp bẩn lau thớt và con dao để chuẩn bị thái thịt chín. Nhìn cảnh này, tôi giật nảy mình bắt con dâu đi rửa và phải lấy khăn sạch để lau khô ráo. Nó vẫn nghe nhưng xem chừng không hài lòng. Rồi nó nói với chồng nó là tôi soi mói nó”.

Từ ngày con dâu về, nhà bà Học cũng bị xáo trộn bởi tính ăn ở bẩn và làm gì cũng nháo nhào, qua loa đại khái cho xong của con dâu (Ảnh minh họa)

Chính vì con dâu làm gì cũng nháo nhào nên để con dâu rửa bát bà Học cũng không yên tâm. “Ai đời rửa bát mà nó không bao giờ rửa mâm, chỉ lau qua. Đến nỗi có hôm tôi dọn cơm, sờ đến cái mâm thì ôi thôi kiến bám đầy ra”.

Ngán ngẩm nhất là nhà bà có thùng rác đàng hoàng. Chỉ cần dẫm chân 1 cái là nắp mở lên như bao cái thùng rác khác. Thế nhưng không hiểu sao con dâu bà mỗi lần vứt rác, rác toàn rơi ngoài thùng. "Hình như nó vứt rác mà không cần nhìn vậy và cũng không biết như thế là bẩn…?".

“Nhiều lúc thấy con dâu ăn ở vậy, tôi và ông nhà cứ thở dài ngao ngán. Có lúc chán ngán quá, ông nhà tôi còn bảo để vợ chồng nó ở riêng, ăn riêng. Người đâu còn trẻ mà bừa bộn và bẩn thỉu vậy không biết nữa. Không biết mai này có con vào nữa thì sẽ đến mức độ nào” - Bà Học kêu ca và lo lắng.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật