Chu‌yện tìn‌h kỳ diệu của nữ Biệt động Sài Gòn

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tham gia vào lực lượng Biệt động Sài Gòn (BĐSG) huyền thoại đánh giặc cứu nước, 3 lần bị địch bắt, bà đã trải qua hàng loạt cuộc tr‌a tấ‌n tàn khốc của kẻ thù; và tưởng như nó đã cướp đi quyền thiêng liêng làm mẹ của bà...
Chu‌yện tìn‌h kỳ diệu của nữ Biệt động Sài Gòn
Vợ chồng bà Nguyễn Thị Mai và ông Mười Kiều

Nhưng trong chiến tranh, ngoài những mất mát, đau thương vẫn có vô số những điều kỳ diệu.

Những đòn tr‌a tấ‌n dã man và bản “án mù”
Chúng tôi đến thăm gia đình nữ biệt động Nguyễn Thị Mai vào sớm ngày của tháng 8. Trong căn nhà khá khang trang (đường Bàu Cát, quận Tân Phú, TPHCM), bà đang lui cui bán bánh gò cho khách.
Người nữ biệt động ngày nào tuổi đã ngoài 70. Bà đưa tay lau những giọt mồ hôi trên gương mặt hiền hòa, chịu đựng và hồi tưởng: "Hồi đó nghe má và anh hai kể chuyện về luật 10/59 lê máy chém khắp miền Nam tàn sát Cộng sản, chuyện những người yêu nước bị kéo lê sau xe nhà binh, máu thịt rơi vãi đầy đường, khiến mình nghe chịu không được thì đi làm cách mạng thôi".
Sinh ra trên mảnh đất giàu truyền thống cánh mạng Đại Lộc - Quảng Nam, từ nhỏ Mai đã làm giao liên cho huyện đội. Năm 1964, khi 21 tuổi, ngưỡng mộ "tiếng tăm" Biệt động Quân khu Sài Gòn - Gia Định, cô đã xin mẹ vào Sài Gòn gia nhập đội biệt động 90C để chiến đấu.
Một ngày giữa năm 1965, Mai đang vận chuyển 30 kíp nổ cùng tập tuyền đơn từ Củ Chi vào nội thành thì bị bắt. Cô bị dẫn về bốt Hàng Keo - bốt khét tiếng với những tên "đồ tể" nhà nghề cùng hình thức tr‌a tấ‌n man rợ. Ở đây, Mai đã trải qua hầu hết các loại cực hình tàn khốc nhất mà chính quyền Sài Gòn không từ mọi thủ đoạn tra khảo để moi thông tin.
"Nó đánh đá hả hê rồi nó kẹp vào hai bên ngực, hai bên tai tra điện. Mình chết tươi rồi nó tạt nước cho tỉnh lại nó tra tiếp..." - bà bồi hồi kể lại. Rồi chúng lấy tăm chống hai mí mắt Mai lên, dùng đèn pha công xuất lớn chiếu thẳng vào. "Nó nhức nhối như muốn nổ hai con ngươi ra ngoài, đầu óc quay cuồng. Bên tai nghe văng vẳng những câu hỏi cung: vũ khí này mày chuyển đi đâu? Chỉ huy của mày là ai? Đồng đội của mày tên gì? Đơn vị mày đóng ở đâu?..." - nét mặt bà bàng hoàng kể.
Trong giây phút thập tử nhất sinh ấy, Mai nhớ lời dặn của má trước lúc ra đi: "Con có bị bắt thì dù bất cứ giá nào cũng không được khai. Lỡ con có chết thì má rất buồn nhưng không đau bằng con phản bội tổ chức, phản bội đồng đội của mình. Con đừng làm gì nhục nhã cho gia đình và dòng họ nghe con!...". Và Mai đã không khai một lời để giữ tròn khí tiết.
Tức giận, chúng lại cột hai chân Mai treo ngược lên lơ lửng đánh đập khảo cung. Một lúc sau, móc khóa long ra và Mai rơi xuống, đầu đập vào nền xi măng ngất lịm. "Tôi bị nứt sọ và để lại di chứng thần kinh thường xuyên bị co giật cho tới bây giờ. Nó bảo đi “tàu bay” là vậy đó" - bà nhoẻn miệng cười, những đau đớn của quá khứ đã tan đi trong nét mặt chịu đựng ấy.
Không muốn chào thua nữ Việt cộng, bọn ác ôn giở trò tra rắn tra lươn khét tiếng của "bốt Hàng Keo". Cô gái chưa lần yêu, tuổi xuân đương độ sắp bị hủy hoại trước trò bỉ ổi, vô lại của kẻ thù. Chúng cầm con lươn ngoe nguẩy trước mặt Mai giở giọng an ủi: "Em còn trẻ, khai đi bọn anh cho về lấy chồng, tội gì hủy hoại đời mình cho Việt cộng". Không moi được gì, chúng bấm đuôi con lươn bắt đầu trò tr‌a tấ‌n man rợ. Cả lũ cười hả hê trước sự oằn quại đau đớn của người con gái không mảnh vải che thân. Mai cắn răng chịu đựng, lời mẹ dặn vẫn văng vẳng bên tai, rồi cô ngất lịm đi.
Bọn man rợ lại sục sôi, hậm hực hơn khi một lần nữa trở thành lũ thua cuộc. Chúng lồng lộn như con thú dữ, một tên lầm bầm: "Tao không thua đâu", rồi bật nắp chai la de vừa nhìn Mai vừa uống ừng ực cho hả cơn giận. Hắn vung tay đập vỡ đáy chai, hăm he: "Giờ mày khai không? Không khai tao sẽ tống cái cổ chai này vào mày". Mai nhìn hắn với ánh mắt khinh bỉ, im lặng... Tên ác ôn vung tay... "Lúc đó tôi không nghĩ gì khác ngoài má tôi, lời má dặn. Tôi nhớ trước lúc vào Sài Gòn, má từng bảo con gái má đến tuổi lấy chồng được rồi... Vậy mà...". Kể đến đây, những giọt lệ đã trào ra trên đôi mắt của bà từng cay nồng vì thuốc súng, và nay nó đã mờ đi rất nhiều...
Trước một nữ chiến sĩ gan góc, kiên trung, bọn ác ôn phải cúi đầu chào thua với cái "án mù". Mai được đưa vào bệnh viện Chợ Quán. Vị bác sĩ khám chỉ biết lắc đầu tặc lưỡi: "Các ông tr‌a tấ‌n thế này thì chúng tôi không có khả năng chữa trị". Rồi họ đưa cô qua bệnh viện Nguyễn Thái Học (nay là bệnh viện Nhân Dân Gia Định). Vài ngày sau, thấy bớt đau, Mai tháo còng trốn viện, men theo đường rừng trở về căn cứ tiếp tục chiến đấu...

Hàng ngày, bà Nguyễn Thị Mai mưu sinh bằng bán bánh gò và xôi vị.

Lời hứa hôn và quyết định thiêu mình để giữ khí tiết
Trở về từ cõi chết, nữ biệt động Nguyễn Thị Mai những tưởng sẽ chẳng có ai chấp nhận yêu thương khi chứng co giật thần kinh luôn hành hạ cô. Không những vậy, “đời con gái” xem như không còn và có lẽ chỉ phép màu mới giúp cô có khả năng làm mẹ. Thế nhưng, một chiến sĩ biệt động cùng đơn vị Mai có tên Mười Kiều (Huỳnh Kiều) vì khâm phục cô đồng đội trung hậu, bất khuất đã "thầm thương trộm nhớ". Ông ngỏ lời yêu và chờ ngày cưới.
Thế rồi, một lần nữa tai họa lại giáng xuống đời Mai. Năm 1972, khi đang đi làm nhiệm vụ, cô bị một tên chiêu hồi chỉ điểm. Mai bị đưa về Biệt khu Thủ đô, tiếp tục hứng những đòn tr‌a tấ‌n tàn bạo của kẻ thù. Và ở đây, sự bất khuất của người chiến sĩ cách mạng càng bừng lên đẹp đẽ.
Bọn man rợ buộc tay chân cô vào 4 cái cọc cắm 4 góc ngay chân cột cờ Biệt khu Thủ Đô. Hai chân Mai bị quấn vải tẩm xăng, chúng lăm le bật lửa: "Hôm nay mày không khai, tụi tao sẽ hỏa thiêu mày với hai can xăng này". Mai vẫn kiên quyết giữ tròn khí tiết. Ngọn lửa bùng lên một chân, thiêu đốt chín từng xớ thịt.
"Trong giây phút sinh tử đó tôi chỉ nghĩ trước sau mình cũng chết, thôi thì chết sao không hổ thẹn với má, đồng đội và quê hương... Rồi thầm nhủ: anh Mười ơi em xin lỗi anh!... Rồi tôi bảo nó tháo chân trái chưa đốt ra để tôi khai. Thì vừa tháo ra tôi lấy chân trái gác qua chân phải đang cháy cho mình chết luôn. Lửa bùng lên, nó lấy hai can xăng tưới khắp người tôi. Mà không ngờ là hai can nước lã nên lửa tắt. Nó hù mình!" - bà cười rất đôn hậu và đầy niềm tự hào. Vẫn với cái “án mù”, bà bị giam vài năm rồi ra tù tiếp tục trở lại chiến đấu.
Lấy chồng sinh con như chuyện cổ tích
Chiến tranh có muôn vàn mất mát, đau thương nhưng cũng có vô số điều kỳ diệu, thiêng liêng. “Ông ấy đã ngỏ lời cầu hôn thật giản dị: “Tôi ưng Mai, Mai có chịu tôi không”? Tôi nghe vậy, nghĩ đến bản thân mình thấy buồn buồn mới nói: “Anh biết tôi bị gì rồi mà!"… Mười Kiều báo cáo đơn vị. Lãnh đạo bắt ông phải viết giấy cam kết dù bất cứ giá nào cũng không được bỏ Mai. Mười Kiều ưng thuận và tuyên bố "chắc ăn như bắp": "Tôi chấp nhận lấy Mai dù biết Mai là thương binh, không có con cái được và cả bệnh thần kinh của Mai nữa".
Không lâu sau, điều kỳ diệu đã xảy ra! Mai báo tin mình có mang. Không một ai trên căn cứ tin đó là sự thật vì trước đó bác sĩ tuyên bố lươn cắn nát hết "bên trong" của cô rồi. Vậy mà Mai sinh thật, con trai, nặng ký bảy. "Lúc bấy giờ trên chiến khu ăn uống kham khổ. Anh em đồng đội mỗi người cho ít gạo, rồi lấy nước cơm pha đường cho thằng nhỏ uống chứ ăn uống thiếu thốn nên tôi  không có lấy một giọt sữa”. Cậu bé ấy đã lớn lên bằng sự đùm bọc chở che của biết bao đồng đội đồng chí của bà trong mưa bom bão đạn.

Vợ chồng bà Nguyễn Thị Mai và ông Mười Kiều đang sống rất hạnh phúc bên các con và các cháu nội.

Có lẽ số phận đã đền đáp những hy sinh, mất mát quá lớn của bà khi mối tình đẹp đẽ, thanh cao giữa hai chiến sĩ biệt động lại đơm hoa kết trái một lần nữa. Một cậu con trai út kháu khỉnh ngay khi hòa bình lặp lại năm 1975 đã ra đời. Qua bom đạn, qua biết bao lần bị kẻ thù tr‌a tấ‌n chết đi sống lại, mối tình cảm động của hai chiến sĩ BĐSG ngày nào vẫn rạng ngời, hạnh phúc cho đến ngày nay.
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật