Công ty Nhật, Mỹ và EU tiếp tục tháo chạy khỏi Trung Quốc

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng hai năm trở lại đây. Nguyên nhân chủ yếu là do những thách thức từ chính nội tại nền kinh tế và chính sách chống độc quyền đàn áp các công ty nước ngoài.
Công ty Nhật, Mỹ và EU tiếp tục tháo chạy khỏi Trung Quốc
Ảnh minh họa

Theo CNBC, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Trung Quốc đã giảm trong 7 tháng đầu năm 2014 so với cùng kỳ năm 2013.

Trong khi đó, tại thời điểm tháng 7/2014, nguồn vốn mà các quỹ đầu tư nước ngoài “bơm” vào cổ phiếu Đại lục lại đạt mức cao nhất trong vòng hai năm trở lại đây.

FDI giảm mạnh do đâu?

Dòng vốn FDI đi ngang có thể là một thách thức với Trung Quốc, bởi các nhà sản xuất cần một nguồn vốn thay thế vốn từ hệ thống ngân hàng.

Dòng đầu tư vào thị trường chứng khoán không thể bù đắp sự thiếu hụt này bởi vì các quỹ nước ngoài thường chỉ ưa thích các mã chứng khoán có tính thanh khoản cao, bên cạnh việc nguồn đầu tư này bị định mức hạn chế.

“Dòng vốn nước ngoài đổ vào Trung Quốc cần được phân luồng chặt chẽ hơn”, ông Gary Reischel – nhà sáng lập Công ty Đầu tư liên doanh Qiming Venture Partners tại Thượng Hải, phân tích.

Thị trường chứng khoán Đại lục đã tăng liên tục trong 6 tuần qua, quãng tăng dài nhất kể từ tháng 3/2012, sau khi chuyển động tệ hại nửa đầu năm nay.

Các nhà đầu tư ra sức mua cổ phiếu tại Đại lục khi cổ phiếu các công ty lớn đang được định giá ở mức thấp sau 4 năm suy thoái, đồng Nhân dân tệ được giá và dự án thí điểm cho phép người nước ngoài mua bán cổ phiếu thanh toán bằng tiền Nhân dân tệ tại sàn giao dịch Đại lục có nhiều triển vọng.

Đầu tư trực tiếp phi tài chính vào Trung Quốc chỉ đạt 7,81 tỷ USD trong tháng 7, mức thấp nhất trong hai năm và lần đầu tiên giảm tới 0,4% trong 7 tháng đầu năm.

Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc cảnh báo về việc quá nhiều giả thiết được suy diễn chỉ từ số liệu FDI hàng tháng, đây cũng là ý kiến được nhiều nhà kinh tế tán đồng.

Tuy nhiên, số liệu thống kê tháng 7 cho thấy sản xuất công nghiệp, lãi suất, giá địa ốc và đầu tư vào tài sản cố định đều giảm sút, những số liệu này đã gây ra sự tranh cãi ác liệt.

Tổng vốn FDI vào Trung Quốc sụt giảm một phần do dòng vốn FDI từ Nhật Bản trượt mạnh, giảm đến 45% trong 7 tháng đầu năm 2014. Trong khi đó, vốn FDI từ châu Âu cũng giảm 17,5% và Mỹ giảm 17,4%.

“Có những khu vực khác ở châu Á hấp dẫn các nhà sản xuất hơn nhiều”, Matt Koon, Giám đốc điều tra Công ty Tractus Asia tại Thượng Hải nhận định.

Đồng thời, dòng tiền đầu tư đổ vào chứng khoán thông qua Quỹ giao dịch (ETF) tại Hongkong tăng lên, khi nhiều nhà đầu tư nước ngoài chưa được phép đầu tư trực tiếp vào chứng khoán Đại lục.

Các quỹ ETF thuộc chương trình Đầu tư nước ngoài bằng Nhân dân tệ (RQF II) thu ròng 1,3 tỷ USD vào tháng trước, mức cao nhất kể từ tháng 12/2012 và gần gấp đôi so với tháng 6, theo dữ liệu của tờ Morningstar.

Được công bố vào năm 2011, chương trình RQF II cho phép các nhà đầu tư nước ngoài dùng Nhân dân tệ để đầu tư vào thị trường chứng khoán Đại lục.

Môi trường không thân thiện

FDI tại Trung Quốc đã tăng hàng năm kể từ khi nước này gia nhập WTO vào năm 2001, đạt kỷ lục 118 tỷ USD vào năm 2013, chủ yếu là đầu tư vào các nhà máy sản xuất.

Tuy nhiên, Bắc Kinh lại có kế hoạch biến nền kinh tế tập trung hơn vào tiêu dùng trong nước, điều này có thể không làm giảm sút nguồn vốn nước ngoài song lại thay đổi cơ cấu kinh tế.

Điều này thể hiện rõ ở việc, vốn FDI vào các ngành sản xuất của Trung Quốc giảm trong 7 tháng đầu năm 2014, trong khi đầu tư vào ngành dịch vụ lại tăng.

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng Trung Quốc đang mất dần sức hấp dẫn do chi phí lao động tăng, giá năng lượng và các chi phí liên quan tới công nghiệp đều trở lên đắt đỏ.

Đặc biệt, nguồn vốn đầu tư FDI vào Trung Quốc cũng giảm mạnh sau các chiến dịch đàn áp công ty nước ngoài thông qua hàng loạt cáo buộc hối lộ, kiểm soát giá cả, độc quyền và phân biệt đối xử và sản phẩm chất lượng thấp.

Những cáo buộc này khiến các công ty nước ngoài phải chịu những khoản tiền phạt lớn, thậm chí  nhân viên của họ còn bị giam giữ.

“Chính quyền Trung Quốc đang giữ lập trường công kích các công ty nước ngoài khiến họ rất bức xúc, nhưng điều này không khiến họ từ bỏ việc kinh doanh. Các công ty nước ngoài đã kiếm được lợi nhuận cao và họ đủ khả năng trả tiền phạt để tiếp tục kiếm tiền ở Trung Quốc”, ông Arthur Kroeber, Chuyên gia của Tổ chức Tư vấn kinh tế Dragonomics nhận định.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật