Cấp phép cho ngô biến đổi gene, giảm áp lực nhập khẩu?

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Áp lực về nhập khẩu hàng triệu tấn bắp mỗi năm đã thôi thúc ngành nông nghiệp công nhận sản phẩm biến đổi gene.
Cấp phép cho ngô biến đổi gene, giảm áp lực nhập khẩu?
Ảnh minh họa

Theo đó Hội đồng An toàn sinh học, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã kết luận sản phẩm ngô biến đổi gene an toàn đối với môi trường và đa dạng sinh học.

Song có lẽ quan trọng hơn cả vẫn là sức ép từ số liệu nhập khẩu ngô mỗi năm. Cụ thể báo cáo của Bộ NN&PTNT, trong sáu tháng đầu năm 2014, so với cùng kỳ năm trước, khối lượng bắp nhập khẩu tăng gấp 2,4 lần về lượng và 87,1% về giá trị; khối lượng nhập khẩu đậu nành (đậu tương) tăng 25,8% về lượng và 22,3% về giá trị.

Cho rằng cây ngô biến đổi gene có khả năng tự kháng sâu bệnh, cỏ dại, chịu hạn, chịu lạnh, chịu mặn, giàu dưỡng chất… năng suất lại cao hơn 10-20% so với các giống bắp truyền thống nên Bộ NN&PTNT đang kỳ vọng vào loài cây này.

Trong khi đó giới chuyên môn chưa hẳn đồng tình với loài cây này không đơn giản chỉ vì sự an toàn đối với sức khỏe con người và môi trường mà hơn thế là sự phụ thuộc giống cây.

Theo giới chuyên môn cây trồng BĐG đều là sản phẩm của các công ty đa quốc gia chứ không phải từ các đơn vị trong nước nên có thể việc phổ biến cây trồng BĐG chỉ làm lợi cho doanh nghiệp nước ngoài.

Trong khi đó việc thúc đẩy phát triển ngành nông nghiệp lại đang được xem là yếu khi người nông dân trồng lúa bán giá rẻ, bỏ ruộng và không ít nơi hoa quả trồng không bán được và đem cho trâu bò ăn.

Điều này còn trái ngược hơn trong khi việc xuất khẩu gạo Việt Nam luôn đứng trong top giá rẻ thì việc nhập khẩu thức ăn chăn nuôi lại phải chịu giá đắt.

TS Lê Bá Lịch, Hiệp hội thức ăn gia súc từng chia sẻ với Đất Việt rằng, mỗi năm Việt Nam đang nhập khoảng 2 triệu tấn thức ăn gia súc mất khoảng 550 triệu đô. Trong khi đó với ngô hoàn toàn có thể sản xuất được trong nước. Gạo thì xuất giá rẻ nhưng trong nước thì phải nhập thức ăn. Tại sao lại không cơ cấu lại?.

Trong khi đó với cây trồng biến đổi gene thì TS Dương Hoa Xô, Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM cho rằng: việc khảo nghiệm được tiến hành trong ba năm (2010-2012) với một số chỉ tiêu cơ bản trên đồng ruộng nên không thể giải quyết và trả lời được hết mọi nguy cơ rủi ro có thể xảy ra với môi trường sinh thái và sức khỏe con người.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật