Đưa máy tính bảng vào trường học: Nhiều điều cần làm rõ

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
TPHCM đang đi những bước đầu tiên hướng tới xây dựng mô hình trường học thông minh với đề án sách giáo khoa điện tử. Tuy nhiên, để tăng tính khả thi, nhận được sự đồng thuận, đề án cần giải đáp thêm nhiều vấn đề.
Đưa máy tính bảng vào trường học: Nhiều điều cần làm rõ
Ảnh minh họa

Phải trả lời được tính cấp thiết và tác động

Theo lời một chuyên gia giáo dục ở TPHCM, trong khi nền giáo dục các nước đã đi trực thăng, máy bay thì nền giáo dục của chúng ta vẫn đang bò bằng xe máy, ô tô. Phương pháp giáo dục thầy đọc - trò chép “kéo” giáo dục của chúng ta lạc hậu, đi lùi. Và dù muốn hay không thì việc thay đổi phương pháp giáo dục theo hướng công nghệ hóa là một xu thế tác động lớn đến hiệu quả dạy và học.

 

Đề án sách giáo khoa điện tử của TPHCM cần làm rõ hơn tính cấp thiết và sự tác động đối với học sinh trong hoạt động giáo dục.

Trước một đề án mới được đưa ra xã hội, một trong những điều mà dư luận quan tâm chính là kinh phí thực hiện cần công khai, minh bạch. Trong đề án đưa máy tính bảng (MTB) vào trường học của Sở GD-ĐT TPHCM, các hạng mục mua sắm cho lớp học thông minh, bảng tương tác cho HS được thể hiện rõ với nhiều lựa chọn. Như bộ trang thiết bị dùng chung trong lớp học, đề án đưa ra ba mô hình với giá cả chi tiết của từng sản phẩm.

Kinh phí khảo sát, đánh giá thực trạng; kinh phí xây dựng tiêu chuẩn trường tiểu học mô hình mới; kinh phí xây dựng chương trình SGK điện tử và chương trình đào tạo cũng như hạ tầng công nghệ thông tin… được đề cập chi tiết.

Đề án cũng nêu rõ, mỗi HS sẽ sắm một MTB, ngân sách thành phố sẽ trang bị cho trên 5.300 em thuộc đối tượng chính sách với trên 10.300 MTB cho GV. Còn với trên 321.000 HS không thuộc đối tượng chính sách thì phụ huynh tự bỏ kinh phí theo hình thức thanh toán trả góp trong thời gian 2 năm.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, nhiều ý kiến đặt ra đề án cần làm rõ thêm nhiều vấn đề để tăng tính thuyết phục, trên cơ sở đó mới có thể nhận được sự đồng thuận. Đặc biệt là cần các căn cứ khoa học đối với sự tác động của mô hình này đối sức khỏe, tâm lý của trẻ.

Ông Hà Hữu Phúc - Vụ trưởng, Giám đốc cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TPHCM cho rằng, đề án chưa làm rõ được tính cấp thiết. Mục tiêu đề án cần phải bám sát hơn, phải nêu bật tính cần thiết của đề án, tại sao lại áp dụng ở bậc tiểu học, các lớp 1, 2, 3 chứ không phải ở bậc THCS hay THPT? Nếu đề án làm rõ được tính cấp thiết phải thực hiện thì thì tốn bao nhiêu tiền cũng phải làm.

“Ngoài ra, đề án cần đưa ra những đánh giá tác động cụ thể đến HS, đến hoạt động giáo dục, còn không nêu ra được thì lên trên (Bộ GD-ĐT) người ta cũng trả đề án về. Lớp 1, 2, 3 học theo đề án này các em rất phấn khích, thích thú. Thí điểm có thể tiếp tục hoặc dừng, không thể nói trước, nếu sang lớp 4 trở lại học bình thường thì tác động tâm lý, hụt hẫng đối với các em thế nào?”, ông Phúc đặt ra vấn đề.

Chú ý đến chi tiết

Tìm hiểu mô hình trường học thông minh và nắm bắt điều kiện thực tế của một bộ phận phụ huynh, nhiều hiệu trưởng ở TPHCM tâm đắc với đề án thí điểm này sẽ đưa đến những cơ hội mới cho HS. Bên cạnh các nội dung lớn cần được giải đáp một cách khoa học, thuyết phục, nhiều vấn đề chi tiết của đề án cũng được hiệu trưởng quan tâm.

Quản lý, hiệu trưởng ở TPHCM trải nghiệm với hoạt động dạy học trên bảng tương tác.

Bà Mai Thị Ngọc Lan, hiệu trưởng Trường tiểu học Đinh Tiên Hoàng, bày tỏ: Với đề án này HS rất thích thú và sẽ đưa lại hiệu quả giáo dục vì hình ảnh sinh động, trực quan, phù hợp phù hợp với tâm sin‌ּh l‌ּý các em. Hiện nay, nhiều phụ huynh mua MTB nhưng chủ yếu đưa con chơi game.

Việc tăng tính ứng dụng của công nghệ theo hướng tích cực, tích hợp SGK để học tập, theo bà Lan số đông phụ huynh sẽ tham gia với điều kiện phải giải đáp được cho phụ huynh thời lượng sử dụng thế nào, có những ảnh hưởng ra sao tới sức khỏe của các em

Bà Lê Thị Ngọc Điệp, hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Bình Khiêm (Q.1) cho rằng nếu đưa đề án vào trường học cần chú ý đến mạng Internet. “Hiện nay, trường tôi có đường truyền tốc độ cao nhưng chỉ cần vài phòng máy cùng sử dụng là gặp trục trặc ngay. Vậy nếu nhiều lớp học vào cùng lúc thì giải pháp về đường truyền như thế nào?”.

Ngoài ra, theo bà Điệp nên để phụ huynh trả góp dài hạn hơn, hết thời gian bậc tiểu học như với lớp 1 thì trả trong 5 năm, lớp 2 trong 4 năm… Ngoài ra, bà Điệp đề xuất, trong phòng học thông minh nếu cái gì không thật sự cần thiết thì chúng ta nên lược bỏ để tiết kiệm.

Ông Hoàng Trường Giang, phó Trưởng phòng Tiểu học (Sở GD-ĐT TPHCM) cho rằng nếu đề án được thực hiện thì không chỉ là cơ hội của HS mà còn là cơ hội của GV để họ tiếp cận những mô hình, phương pháp giảng dạy hiện đại.

Bên cạnh phương pháp truyền thống, ở TPHCM đã áp dụng một số phương pháp tương đối hiện đại. Theo ông Giang, khi đưa đề án này vào phải kết hợp đồng bộ, khớp, nhuần nhuyễn để đạt hiệu quả cao nhất.

Tiếp tục ghi nhận các ý kiến

Ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM cho rằng cơ sở để thí điểm ở TPHCM là thành phố có đội ngũ GV năng động, trang thiết bị có những nền tảng ban đầu, thành phố tiên phong trong việc đổi mới giáo dục.

Đề án đưa ra để tìm pháp phù hợp. Thông qua các buổi hội thảo, Sở đang thực hiện nhiệm vụ ghi nhận các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, quản lý và cả về mặt dư luận xã hội đánh giá thế nào. Trên cơ sở đó để báo cáo với thành phố những điều cần bổ sung.

Ông Lê Hồng Sơn cũng nhấn mạnh, trước một thay đổi cũng phải đối diện với các mâu thuẫn cần giải quyết. Còn nếu ngại ngần không giải quyết các mâu thuẫn để có phương án tốt nhất thì giáo dục sẽ dậm chân đi trên lộ trình khai giảng năm học mới, kết thúc học kỳ 1 sang học kỳ 2 rồi kết thúc năm học.

Còn về vì sao đưa vào lớp 1, 2, 3, trong buổi hội thảo ngày 18/8, ông Lê Hồng Sơn giải thích, mục tiêu của đề án là đưa vào thực hiện đại trà ở các trường công lập mà hệ thống này bắt đầu từ lớp 1. Số tiền để thực hiện từ lớp 1 tới lớp 3 đã không nhỏ nên chưa thể thực hiện hết ở các lớp trong bậc tiểu học.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật