Báo chí Nga-Trung: Mỹ là xứ sở của bất công, cảnh sát tàn bạo

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Truyền thông nhà nước Trung Quốc và Nga đã mô tả Mỹ như một vùng đất của sự bất bình đẳng và cảnh sát tàn bạo.
Báo chí Nga-Trung: Mỹ là xứ sở của bất công, cảnh sát tàn bạo
Ảnh minh họa

Liên quan tới sự kiện đang thu hút sự chú ý mạnh mẽ của dư luận quốc tế xung quanh vụ cảnh sát Mỹ bắn chết thanh niên người da đen 1‌8 tuổ‌i vũ trang và nổ súng vào những người biểu tình phản đối vụ việc, truyền thông nhà nước Trung Quốc và Nga đã mô tả Mỹ như một vùng đất của sự bất bình đẳng và cảnh sát tàn bạo.

B.L ở St Louis, Missouri, ngoại ô Ferguson xảy ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Nga về Ukraine, cũng như bất đồng giữa Washington và Bắc Kinh về những gì Trung Quốc gọi là chiến dịch ngăn chặn ảnh hưởng toàn cầu của nước này.

Cả Nga và Trung Quốc đã bị Mỹ chỉ trích về hệ thống chính trị, các vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ nhiều năm qua, và các sự kiện tại Ferguson lần đầu tiên đem lại cho họ cơ hội đáp trả, thông tấn AP cho biết.   

Cái chết của Michael Brown 1‌8 tuổ‌i vào ngày 8/9 dưới bàn tay của một sĩ quan cảnh sát da trắng đã kích động căng thẳng sắc tộc ở khu vực ngoại ô Ferguson, nơi chủ yếu dân thường là da đen và cảnh sát là người da trắng. Cuộc đối đầu B.L giữa cảnh sát và người biểu tình vẫn tiếp những ngày qua. hơ‌i ca‌y, lựu đạn, bom xăng đã được cả hai bên sử dụng.  

"Trung Quốc nhận rất nhiều lời chỉ trích của phương Tây khi điều gì đó xảy ra và sự kiện này là một cơ hội thuận tiện để trả đũa", Ding Xueliang, một chuyên gia về chính trị Trung Quốc tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông cho biết.

Tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc hôm 19/8 đăng tải bài xã luận nói rằng vẫn tồn tại một "khoảng cách vô hình" giữa người Mỹ da trắng và đen, đồng thời nhấn mạnh rằng các nước phải đối phó với vấn đề của họ theo cách riêng của mình và không được chỉ trích người khác. 

Tân Hoa Xã cũng đăng tải một bài bình luận tương tự, trong đó dẫn các tài liệu "vạch tội" Mỹ như nạn phân biệt chủ‌ng tộ‌c ăn sâu, hoạt động gián điệp của Cơ quan An ninh Quốc gia và các cuộc tấn công của máy bay không người lái ở nước ngoài.

"Rõ ràng, những gì nước Mỹ cần làm là tập trung vào giải quyết vấn đề riêng của mình chứ không phải là luôn luôn chỉ tay vào người khác", Tân Hoa Xã cho biết.

Đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình da đen tại Ferguson những ngày qua đã một lần nữa làm dấy lên các vấn đề về xung đột sắc tộc tại Mỹ.

Ở Nga, đài truyền hình nhà nước Rossiya nhấn mạnh việc tới việc cảnh sát Mỹ sử dụng vũ lực để giải tán người biểu tình ở Ferguson như một tín hiệu của sự thiếu dân chủ, tàn bạo hay kém khoan dung của phương Tây so với các cuộc biểu tình ở Nga. Rossiya còn cho đăng tải bức ảnh người biểu tình điên cuồng như một lời cảnh báo về sự nguy hiểm của việc cho phép các cuộc biểu tình vượt ra khỏi tầm kiểm soát.

Giống như Rossiya, đài truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV đã gửi phóng viên tới hiện trường cuộc biểu tình ở Ferguson và tường thuật trực tiếp như sự kiện bạo loạn ở Tân Cương. CCTV cũng trích dẫn lời các nhân chứng chỉ trích hành động nổ mìn của cảnh sát và bình luận của của chính trị người Mỹ gốc Phi Richard Fowler, người cho rằng công bằng xã hội đang ngày càng xấu đi.

Russia Today của Nga đã cho chạy một cuộc phỏng vấn với giáo sư Mỹ và nhà phê bình chính phủ Mark Mason chỉ trích các chính sách của Mỹ cũng như sự ứng xử của Washington với các nước khác trong tình huống tương tự.

Mặc dù công khai chỉ trích Mỹ để trả đũa, Bắc Kinh vẫn tìm cách để nuôi dưỡng mối quan hệ ổn định với Washington, trong đó được coi là một đối tác bình đẳng. Không giống như ở Nga, nước Mỹ nhận được nhiều sự ngưỡng mộ trong công chúng Trung Quốc và thường là lựa chọn đầu tiên cho giáo dục ở nước ngoài, đầu tư và di cư.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng thận trọng trong việc chỉ trích Mỹ liên quan tới vụ Ferguson do lo ngại có thể tạo điều kiện cho các nhóm phản đối chính phủ, đặc biệt là các nhóm dân tộc thiểu số, đả kích lại chính sách Tân Cương của nước này, Qiao Mu - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu nước ngoài của Đại học Nghiên cứu Truyền thông Quốc tế tại Bắc Kinh cho biết.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật