Cách cúng rằm tháng 7 để khỏi rước ‘vong’ vào nhà

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Theo quan niệm của dân gian, cúng rằm tháng 7 không cẩn thận, rất có thể bạn sẽ vô tình rước “vong“ về nhà mà không biết.
Cách cúng rằm tháng 7 để khỏi rước ‘vong’ vào nhà
Cháo loãng là món không thể thiếu trong mâm cúng cô hồn.

Không phải cứ mâm cao cỗ đầy mới là tốt

Theo giáo lý nhà Phật, cúng rằm tháng bảy hay còn gọi cúng Tết Trung Nguyên, cúng Vu lan báo hiếu. Việc cúng rằm tháng 7, có thể đến chùa, có thể cúng tại nhà gồm các lễ như: Cúng Phật, cúng thần linh, cúng gia tiên, cúng thí thực cô hồn và cúng phóng sinh.

Cúng Phật, cúng gia tiên thì hầu như ai cũng biết, nhưng cúng cô hồn thì dưỡng như nhiều người vẫn còn "lãng quên" hoặc cúng sai cách. Nhiều người nghĩ, cứ mâm cao cỗ đầy là thể hiện lòng thành. Nhưng thực tế không phải vậy. Cúng cô hồn không cần phải cúng xôi, gà, đồ mặn... Bởi dân gian cho rằng cúng đồ ăn mặn sẽ khơi dậy "tham, sân si" ở họ.

Vì vậy, cháo loãng được coi là món không thể thiếu khi cúng cô hồn. Người ta tin rằng món này dành cho những linh hồn bị đày đọa phải mang một thực quản nhỏ hẹp không thể nuốt được thức ăn thông thường. Tuy nhiên, nhiều người đã vô tình bỏ qua đồ cúng này.

Khi rải tiền vàng ra mâm để cúng cô hồn, chúng ta cũng nên để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi hướng từ 3-5-7 cây hương. Bày lễ và cúng ngoài trời.

Cúng Phật, cúng Vu Lan báo hiếu vào ban ngày, cúng cô hồn vào chiều tối

Cố Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Tứ đã từng dạy rằng: “Ngày Rằm tháng 7 không phải ở chỗ mâm cao cỗ đầy, mà ở thái độ và lương tâm của mỗi người".

Trong ngày này, các gia đình nên lên chùa làm lễ Vu Lan, cầu siêu tỏ lòng báo hiếu đến cha mẹ, ông bà, tổ tiên… vào ban ngày, sau đó về nhà làm một mâm cơm chay thắp hương lên bàn thờ Phật và bàn thờ người thân.

Đi chùa lễ Phật, cầu siêu cho gia tiên.

Riêng việc thiết lập mâm lễ cúng cho những cô hồn chưa siêu thoát thì nên thực hiện vào buổi chiều tối. Mâm lễ cúng cô hồn nên đặt ngoài sân, không đặt ngoài bậu cửa. Nếu không muốn cúng cô hồn tại nhà có thể cúng tại chùa".

Việc cúng Rằm tháng 7 tại tư gia nên thực hiện theo các khóa lễ sau: cúng Phật, cúng thần linh, cúng gia tiên, cúng thí thực cô hồn và phóng sinh.

"Mời" cô hồn đi

Nhiều gia đình mời cô hồn về nhà cúng chúng sinh nhưng khi xong không biết mời đi nên cô hồn vẫn luẩn quẩn trong nhà quấy quả gia chủ.

Buổi cúng thường kết thúc với việc vãi gạo, muối ra sân, ra đường và đốt vàng mã. Ở nước ta có tục giật cô hồn, tức người sống giành giật những mâm cúng, rồi người ta thường đốt vàng mã cho cô hồn, cho tiền người sống bằng cách thảy tiền (đồng tiền bằng kim khí đang lưu hành) cùng với bánh kẹo. Họ tin nếu người sống mà giành giật càng đông, tức họ đã mua chuộc được lũ cô hồn các đảng không đến quấy phá gia đình mình.

Mâm lễ cúng cô hồn nên đặt ngoài sân, không đặt ngoài bậu cửa.

Dân gian cũng quan niệm người cúng không nên ăn đồ cúng cô hồn, không đem đồ cúng đó vào nhà (nếu không ai giành giật thì bỏ vào túi cho người ăn mày).

Đối với các phẩm vật cúng cô hồn như chè cháo, cơm canh vì cúng ở ngoài trời trong một thời gian khá dài nên bị nguội lạnh, đôi lúc bị ruồi kiến quấy phá, nhang khói vương vãi nên không mấy an toàn cho sức khỏe, do vậy mà hầu hết người ta e ngại không dám dùng. Còn các phẩm vật khác như kẹo bánh trái còn bao bì và vỏ bọc nguyên vẹn thì vẫn dùng được. Những phẩm vật này người cúng có thể dùng hay cho những người khác dùng, không nên bỏ đi sẽ hoang phí và mang tội.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật