Những loài động vật ‘biến nhiệt’ độc đáo trên thế giới

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Động vật biến nhiệt là các động vật có thân nhiệt thay đổi đáng kể, giúp nó có thể tồn tại trong những môi trường khắc nghiệt nhất trên trái đất và thậm chí ở ngoài không gian.
Những loài động vật ‘biến nhiệt’ độc đáo trên thế giới
Gấu nước. Ảnh: Corbis

Gấu nước

Gấu nước có tên khoa học là Tardigrade. Đây là sinh vật 6 chân nhỏ có thể tồn tại trong cả hai điều kiện nóng và lạnh cực độ (mức nhiệt cao nhất là trên 150 độ C và thấp nhất là -273 độ C). Người ta dễ dàng tìm thấy chúng ở suối nước nóng, dưới lớp băng rắn hay trên đỉnh núi Himalaya và thậm chí là bên ngoài không gian.

Năm 2007, bằng cách gửi một số con Tardigrade vào trong tàu vũ trụ FOTON-M3, ông Ingemar Jonsson, Phó giáo sư Đại học Kristianstad, Thụy Điển, khẳng định loài sinh vật 6 chân này vẫn phát triển tốt trong môi trường chân không. Tuy nhiên, có lẽ, cơ chế sinh tồn của Tardigrade vẫn còn là bí ẩn lớn đối với giới khoa học.

Ếch gỗ "hóa đá"

Cơ chế phân tử cho phép c‌ơ th‌ể loài ếch gỗ "biến hóa" tốt trong môi trường lạnh giá. Ảnh: Corbis

Ếch gỗ Alaska thiết lập kỷ lục chịu lạnh giỏi nhất trong số các loài động vật có xương sống khi nó có thể “hóa đá” trong gần 7 tháng ở nhiệt độ trung bình là -14.6 độ C, thậm chí là -18 độ C, theo National Greographic.

Trong môi trường tự nhiên, nhiệt độ thay đổi khiến c‌ơ th‌ể loài ếch giãn nở và đóng băng mỗi khi màn đêm buông xuống. Các cơ chế phân tử cho phép c‌ơ th‌ể loài ếch gỗ thực hiện một cách hiệu quả chu kỳ này. Gan của chúng có khả năng phân ly hợp chất glycogen thành glucose (đường) và bơm thẳng vào mạch máu. Đường trong máu ổn định tế bào và ngăn tình trạng mất nước, giúp động vật sống sót qua thời kỳ giá rét. Đặc biệt, các nhà khoa học phát hiện ra rằng, những con ếch hoang dã có nồng độ glucose trong mô cơ, mô tim và mô gan cao gấp hàng chục lần so với những con ếch trong phòng thí nghiệm đông lạnh.

Bọ cánh cứng đỏ tiết dịch chống đông

Một con bọ cánh cứng đỏ. Ảnh: Corbis

Loài bọ cánh cứng đỏ có tên khoa học Cucujus clavipes cư ngụ trên một phạm vi rộng, trải dài từ bang bắc Carolina tới vòng Bắc Cực. Nhiệt độ c‌ơ th‌ể của chúng có thể giảm xuống mức -58 độ C. Trong khi ấu trùng có thể chịu lạnh ở -100 độ C mà không bị đóng băng. Để thực hiện khả năng “phi thường” này tại khu vực khắc nghiệt nhất hành tinh, c‌ơ th‌ể Cucujus clavipes tích tụ protein chống đông và glycerol trong các mô, đồng thời giảm quá trình trao đổi chất để bước vào giai đoạn mất nước nhằm tránh đóng băng.

Pompeii – loài sâu “nóng” nhất hành tinh

Sâu Pompeii thường cư ngụ ở các ống khói đen dưới đáy biển. Ảnh:Blogspot

Sâu Pompeii là sinh vật đa bào chịu nhiệt tốt nhất trên thế giới và thường sống ở các ống khói đen, nơi có các lỗ thông nhiệt dưới đáy biển. Nó hoàn toàn sống sót ở nhiệt độ trên 80 độ C. Theo lý giải của các nhà khoa học, sở dĩ sâu Pompeii có sức chịu nhiệt tuyệt vời như vậy là do mối quan hệ cộng sinh giữa chúng và một loại vi khuẩn bí ẩn. Hay nói cách khác, việc vi khuẩn hấp thu một phần nhiệt năng từ nước biển chính là “lá chắn” giúp sâu Pompeii chịu được nhiệt độ cao trong môi trường biển. Đổi lại, sâu Pompeii nuôi vi khuẩn bằng chất nhớt của chúng.



Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật