Tổng thống Philippines né tranh chấp Biển Đông vì luật quốc tế?

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trong bài diễn văn thứ 5 của mình trước Quốc hội, Tổng thống Philippines Aquino đã tập trung vào các vấn đề trong nước, thay vì đề cập tới tranh chấp Biển Đông.
Tổng thống Philippines né tranh chấp Biển Đông vì luật quốc tế?
Tổng thống Philippines Aquino. Ảnh: CSMonitor

Trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters ngày 29/7, Ngoại trưởng Philippines Del Rosario cho biết việc ông Aquino quyết định tập trung vào các vấn đề trong nước mà không đề cập tới tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc là “chiến lược tuyệt vời”.

Ngoại trưởng Philippines đánh giá vụ kiện Trung Quốc trên Biển Đông là một “thành tích” của cơ quan này. Nhưng ông vui mừng vì Tổng thống đã không nhắc tới “vụ kiện lưỡi bò” bởi nếu làm vậy có thể vi phạm các quy tắc phụ mà Tòa án Quốc tế về Luật biển (ITLOS) đề ra. Trong khi đó, tờ Inquirer dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin cho biết Tổng thống Aquino chọn cách làm như vậy bởi vụ kiện còn chưa tới lúc được giải quyết trên Liên Hợp Quốc. Theo hạn chót mà ITLOS vừa ban hành, Bắc Kinh phải trả lời trước ngày 15/12 tới.

Renato de Castro – Giáo sư nghiên cứu quốc tế tại Đại học De ​​La Salle cũng không tỏ ra bất ngờ trước phản ứng của ông Aquino. “Thật không có gì là lạ, Tổng thống dường như không muốn đổ thêm dầu vào lửa trong quan hệ với Trung Quốc vì những tranh chấp lãnh thổ”, ông Castro nhận định.

Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc chính quyền Manila đang ngưng lại các hành động chống lại các yêu sách chủ quyền gây tranh cãi của Bắc Kinh trên Biển Đông. Theo Ngoại trưởng Rosario, Philippines sẽ đề cập tới “kế hoạch 3 hành động” nhằm đối phó Trung Quốc tại Hội nghị các Ngoại trưởng ASEAN tại Myanmar trong những ngày tới đây. Theo đó, bước đầu sẽ là đề nghị ngừng toàn bộ những hoạt động làm gia tăng căng thẳng tại các vùng biển tranh chấp trên Biển Đông. Tiếp theo là thực thi một Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông và bước thứ ba là nhờ trọng tài phân xử giải quyết các tranh chấp.

Ông Rosario còn cho biết trên Inquirer rằng Mỹ đã ủng hộ kế hoạch này của Philippines. Về vụ kiện Trung Quốc, Ngoại trưởng Philippines khẳng định đã có được sự ủng hộ từ Liên minh Châu Âu (EU) khi ông tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-EU tại Bỉ (ngày 22 và 23/7 vừa qua).

Biển Đông dậy sóng vì tập trận

Tờ China News ngày 29/7 đưa tin Trung Quốc đã quyết định thay đổi thời gian và địa điểm tập trận tại Vịnh Bắc Bộ. Theo đó, quân đội nước này sẽ bắn đạn thật tại 4 tọa độ 21-22.00N/108-58.50E, 21-21.25N/108-50.00E, 21-28.50N/108-50.00E, 21-27.50N/108-58.50E từ 6h-19h trong 3 ngày 29, 30,31 tháng 7/2014.

Tân Hoa xã trước đó cho biết Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc lần đầu tiên đã tiến hành cuộc tập trận quét thủy lôi trên biển Đông vào ngày 28/7.

Cùng lúc đó, Hải quân Mỹ và Singapore đã bắt đầu tập trận chung từ hôm 28/7 và sẽ kéo dài trong 10 ngày trên khu vực. Sự kiện thu hút 1.400 binh sĩ đến từ hai nước và hàng loạt tàu, máy bay các loại từ hai bên.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật