Những quốc gia giết mèo làm đặc sản ‘tiểu hổ’ trên thế giới

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Bạn có biết, không chỉ ở Trung Quốc, Việt Nam mà một vài nước ở châu Âu cũng ăn thịt mèo.
Những quốc gia giết mèo làm đặc sản ‘tiểu hổ’ trên thế giới
Ảnh minh họa

1. Trung Quốc

Khi nhắc đến việc tiêu thụ thực phẩm từ thịt chó, mèo, người ta thường nghĩ đến các quốc gia châu Á, đặc biệt là Trung Quốc. Người ta ước tính được rằng, mỗi năm có đến khoảng 4 triệu con mèo bị giết làm thịt tại quốc gia này.

Tại nhiều tỉnh của Trung Quốc, thịt mèo được coi là một món bổ dưỡng và được bán khá công khai bên cạnh những món thường thấy như thịt vịt hay thịt lợn, bò.

Ở các tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây ở phía Đông Nam Trung Quốc, một số người - đặc biệt là người cao tuổi - coi thịt mèo là một thực phẩm ấm áp và thích hợp để ăn vào mùa đông.

Ở Quảng Đông, thịt mèo là thành phần chính trong một món ăn truyền thống có tên là “rồng, hổ, phượng hoàng” (trong đó có thịt rắn, mèo và gà). Món ăn này được cho là tốt cho sức khỏe, dùng để bồi bổ c‌ơ th‌ể.

Tuy nhiên không phải ở vùng nào của Trung Quốc việc làm thịt mèo cũng là một điều tốt . Người dân phía Bắc lên án việc ăn thịt mèo là điều không thể chấp nhận được bởi chúng là người bạn thân thiết với con người.



Do đó, họ đã tạo ra nhiều làn sóng phản đối và kêu gọi người dân các vùng xung quanh đồng tình với mình. Kể từ năm 2010, chính phủ đã ban hành một số điều luật và hình phạt nhằm trừng phạt những người buôn bán và ăn thịt mèo.

2. Việt Nam

Bên cạnh Trung Quốc thì Việt Nam cũng là một nước châu Á giết và ăn thịt mèo.



Nếu nhiều người ăn thịt chó vào cuối tháng để giải xui thì thịt mèo lại là món được nhiều người chọn để ăn vào đầu tháng. Thịt mèo là một món ăn được ưa chuộng ở miền Bắc, đặc biệt là vùng Thái Bình. Trong khi đó, tại miền Trung và miền Nam, ăn thịt mèo lại bị coi là xui xẻo.



Vấn nạn này vẫn là một nỗi lo không chỉ đối của các hiệp hội bảo vệ động vật trong nước mà còn của những chủ nhân nuôi mèo trên khắp cả nước.

3. Peru

Chắc hẳn không ít người phải bất ngờ khi biết được rằng vấn nạn ăn thịt “tiểu hổ” không chỉ tồn tại ở châu Á. Hàng năm tại Peru, người ta thậm chí còn tổ chức một lễ hội mà trong đó thịt mèo là một món ăn chính.



Thịt mèo nói chung không phải là thức ăn thường thấy trong menu của các nhà hàng ở Peru, nhưng nó được sử dụng trong các món ăn như thịt nấu rượu hay món hầm.

Thịt mèo được tiêu thụ nhiều nhất ở thị trấn miền Nam Chincha Alta (khu vực Ica, nơi tập trung chủ yếu người Peru gốc Phi) và thị trấn Trung Bắc Andean tên là Huari (thuộc khu vực Ancash).


Lễ hội ăn thịt mèo ở Peru.

Cứ vào mỗi tháng 9, thị trấn La Quebrada lại tổ chức một lễ hội lớn để tôn vinh Thánh Efigenia và một phần quan trọng của lễ hội là “liên hoan ẩm thực mèo”.

Theo đó, người dân ở đây ăn thịt mèo vào dịp này để tưởng nhớ đến quãng thời gian khó khăn của những người định cư đầu tiên khi mà họ bắt buộc phải ăn thịt mèo để sống sót.



Theo những câu chuyện dân gian của người Peru, ăn thịt mèo có thể gia tăng kíc‌h thí‌ch trong hoạt động tìn‌ּh dụ‌ּc. Một số người dân địa phương lại cho rằng, thịt mèo có thể chữa viêm phế quản và tăng khả năng sinh sản.

Tổ chức bảo vệ động vật thế giới PETA đã can thiệp nhằm chấp dứt tục lệ này vào năm 2008, nhưng dường như điều này không hề có hiệu lực vì lễ hội vẫn được tổ chức cho đến ngày nay.

4. Thụy Sĩ

Mèo cũng xuất hiện trong một số món ăn truyền thống vùng nông thôn Thụy Sĩ. Những người này thường ăn thịt mèo cùng với một nhánh húng tây.



Thịt mèo ở đây không phải là một món ăn mang tính thương mại mà thường chỉ là thực phẩm được chế biến tại gia khi người nông dân giết thịt chính những động vật mình nuôi và ăn chúng.

Thịt mèo ở Thụy Sĩ thường được chế biến như một dạng thịt nguội một phần để ngụy trang cho chúng giống như thịt lợn hay bò.



Thụy Sĩ cũng sở hữu một nền công nghiệp tuy nhỏ nhưng phát triển mạnh về buôn bán da mèo làm áo khoác hay ga trải giường. Họ cho rằng việc làm này là hợp pháp và vẫn không có điều luật nào được đưa ra để bảo vệ chó mèo khỏi bị giết lấy thịt.



Các nhóm phúc lợi động vật của Thụy Sĩ cho rằng, rất khó để ước tính số lượng những con vật nuôi bị giết thịt tại đây hàng năm.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật