Hoàng thành Thăng Long có thật đang “hấp hối”?

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Mới đây, 3 hội: Khoa học lịch sử Việt Nam, Di sản Văn hóa Việt Nam, Khảo cổ học Việt Nam vừa gửi bản kiến nghị khẩn cấp về việc bảo vệ di sản Hoàng thành Thăng Long tới các cấp liên quan đồng thời nêu rõ thực trạng bị xâ‌ּm hạ‌ּi và đang “hấp hối” của di sản này trong quá trình thi công đường bao Nhà Quốc hội và Hội trường Ba Đình (mới).
Hoàng thành Thăng Long có thật đang “hấp hối”?
Hiện trạng thi công ngổn ngang trên nền Hoàng thành (Ảnh: Internet)
"Trống đánh xuôi, kèm thổi ngược"!
Chiều 29/7, trao đổi với phóng viên  qua điện thoại, Giáo sư Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam bức xúc cho biết: "Đây là vấn đề rất nguy cấp, đáng báo động! Chúng tôi khẩn thiết kêu gọi Chính phủ xử lý ngay vấn đề này. Chậm ngày nào thì di sản sẽ bị hủy hoại ngày đó. Nếu kịp thời can thiệp sớm thì còn có thể giải thích bằng việc đã nhận thấy và đang khắc phục vi phạm. Trách nhiệm của chúng ta đối với nhân dân, đối với lịch sử, đối với UNESCO là cần phải cứu di sản, phải giữ gìn danh hiệu Di sản thế giới".
Bản kiến nghị được gửi đến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cùng các bộ ban ngành khác, liên quan đến việc bảo vệ Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long nêu rõ: "Tại khu vực giáp ranh giữa Nhà Quốc hội và Khu di sản, đã xây xong phần lớn các thành phần của con đường cứu hỏa và một bức tường bằng bê tông cốt thép nằm trong phạm vi di sản, có chỗ cao đến 3 - 4m ở sát thành hố khai quật và một số đoạn đường ống thoát nước cũng đào sâu vào phần đất của khu di sản. Như vậy là một bộ phận của di sản khảo cổ nằm dưới con đường này đã bị phá hủy nghiêm trọng".
Trước đó, ngày 18/7 tại Hà Nội của đại diện Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Hội Di sản văn hóa Việt Nam và Hội Khảo cổ Việt Nam bàn về việc Hoàng thành Thăng Long bị xâm phạm đã đánh giá: "Phần di sản bị trực tiếp phá hủy nghiêm trọng có diện tích khoảng 700m2, chạy dọc theo 2 hướng Đông và Bắc của Nhà Quốc hội và thuộc khu C, D của Hoàng thành".
Di sản đang "bảy nổi, ba chìm"!
Chiều 29/7, trong quá trình tác nghiệp, chúng tôi gặp không ít khó khăn khi tiếp xúc với hiện trạng thi công tại Hoàng thành vì nguyên tắc "Không phận sự miễn vào!". Một người đàn ông tự xưng là cán bộ giám sát công trường đã yêu cầu phóng viên xuất trình giấy tờ và không quay phim chụp ảnh với lý do "đảm bảo cho việc thi công không bị cản trở" và "chưa có văn bản cho phép của cấp trên". Khi chúng tôi hỏi họ tên, chức danh cụ thể thì người đàn ông lảng đi đồng thời vẫn tiếp tục bảo lưu việc không cho ghi hình.

Di sản đang "bảy nổi, ba chìm"! (Ảnh: Internet)
Theo quan sát ban đầu của chúng tôi, toàn bộ khu C - D của di sản đã mang đầy đủ "chân dung" của công trường với vật liệu, phế thải ngổn ngang, phương tiện máy móc, nhà vệ sinh lưu động đặt ngay trên mặt bằng của di sản.
Qua vài trận mưa lớn cộng với nguồn nước dồn ứ lâu ngày, các hố khảo cổ hầu như bị ngập nước, thành hố xói lở, các di tích nhìn thấy dưới lòng sâu, các di vật khảo cổ đang trong tình cảnh nửa chìm nửa nổi.
Theo khẳng định từ phía Ban quản lý Dự án thì không có chuyện công nhân ăn ngủ, sinh hoạt trong khu vực Hoàng thành nhưng việc công nhân đi lại, làm việc ngày đêm và nhiều cán bộ đã, đang "trú tạm" để trực 24/24 được chúng tôi xác minh là có thật.
Trao đổi cùng pv, ông Đỗ Thiều Quang, Phó giám đốc Ban quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng nhà Quốc hội và Hội trường Ba Đình (mới) vẫn khẳng định: "Ban quản lý chúng tôi được giao quản lý cả hai dự án. Qua các phương tiện thông tin những ngày gần đây thấy có phản ảnh là đơn vị thi công làm ảnh hưởng đến di tích. Vật liệu, phế thải chính là vật liệu xây dựng chúng tôi đang thi công hoặc phần còn lại sau khi tháo dỡ nhà tạm. Hoàn toàn không có chuyện công nhân ở trên phần di tích thì hoàn toàn không có chuyện này".
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật