Ứng xử đúng với các cô hồn trong tháng 7 âm lịch

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Đề cập đến những kiêng kị trong tháng cô hồn, nhà tâm linh Phan Oanh cho rằng đó là do tâm lý “sợ ma quỷ” của con người.
Ứng xử đúng với các cô hồn trong tháng 7 âm lịch
Cúng thí thực cho cô hồn cho đến nay vẫn được nhiều người thực hiện trong tháng 7 âm lịch

Việc cúng thí thực cho chúng sinh, cô hồn không chỉ có nghĩa trong tháng 7 âm lịch mà vào bất cứ ngày tháng nào trong năm. Ngoài việc cúng thí thực cho cô hồn thì việc tụng kinh, niệm phật, cầu siêu…là rất quan trọng, giúp các vong hồn nhận ra được tính vô thường của đời sống, giải thoát khỏi những bám víu khổ đau nơi trần thế…

Tháng 7 âm lịch được còn được gọi là "tháng cô hồn" hay tháng "mở cửa mả". Trong dân gian người ta quan niệm, đây là tháng của ma quỷ, đặc biệt ngày rằm trong tháng này là ngày xá tội vong nhân - ngày Quỷ Môn Quan mở để ma quỷ được tự do về dương thế, đó cũng là ngày "âm khí xung thiên". Ở Trung Quốc, việc cúng cô hồn được thực hiện vào ngày 14 tháng 7 âm lịch, còn ở Việt Nam, thời gian này kéo dài nguyên một tháng. Theo đó, ngoài việc sắm lễ cúng, người ta còn truyền tai nhau rất nhiều điều nên kiêng kỵ trong "tháng cô hồn" này.

Truyền thuyết dân gian  cho rằng,  từ mùng 2/7 (Âm lịch), Diêm Vương ra lệnh bắt đầu mở Quỷ Môn Quan để cho ma quỷ túa ra tứ phương, đến sau 12 giờ đêm ngày 14/7 thì kết thúc và các ma quỷ phải quay lại địa ngục. Với câu chuyện truyền miệng đó, dân gian quan niệm rằng tháng Bảy là tháng ma quỷ hành hoành khắp nơi nên làm việc gì cũng không tốt. Những kiêng kỵ được lưu truyền trong dân gian dựa trên quan niệm “ Tháng Bảy "địa ngục mở cửa" nên có rất nhiều "hồn ma bóng quế" được thả ra. Những vong hồn này lang thang tìm về gia đình, bạn bè cầu mong sực giúp đỡ, để được siêu thoát.  Nhiều người quan niệm, cả năm nếu đi chùa thì đã cầu cho người sống rồi nên Tháng Bảy là tháng chỉ dành cho người đã mất. Xuất phát từ suy nghĩ đó, nhiều người vào tháng 7 âm lịch chỉ chuyên tâm thờ cúng để cầu cho những người đã khuất. Những kiêng kị trên cũng xuất phát từ tâm lý “sợ ma quỷ” này.

Theo giáo lý Phật giáo, ma quỷ là có thật, thuộc một trong những giới chúng sinh trong 3 cõi 6 đường của vòng luân hồi sinh tử. Tuy nhiên, tinh thần của đạo Phật là hướng đến vô ngã, vị tha và yêu thương trùm phủ lên tất cả 3 cõi 6 đường của chúng sinh.  Do vậy, việc ứng xử trong tháng cô hồn, Phật giáo hướng mọi người đến lòng từ bi. Cúng dường chúng sinh, cô hồn vì thế là việc được khuyến khích, không chỉ trong tháng 7 âm lịch mà vào bất cứ ngày tháng nào trong năm. Ngoài việc cúng thí thực cho cô hồn thì việc tụng kinh, niệm phật, cầu siêu…là rất quan trọng, giúp các vong hồn nhận ra được tính vô thường của đời sống, giải thoát khỏi những bám víu khổ đau nơi trần thế…

Theo tinh thần Phật giáo, tháng Bảy là tháng báo hiếu của những người con đối với ông bà cha mẹ còn sống hoặc đã khuất. Bước vào tháng Bảy thì các chùa thường lập đàn tụng kinh Vu lan để cầu siêu cho ông bà cha mẹ đã quá vãng, giúp cho họ được siêu thoát. Hiện nay nhiều người không xuất gia nhưng họ rất hiểu giáo lý nhà Phật. Nhờ có kiến thức Phật giáo, họ đã sống rất an nhiên tự tại. Họ biết điều gì cần làm và điều gì là mê tín. Khi đã hành xử đúng, sống đúng đạo lý thì sẽ không còn nỗi sợ hãi vô căn cứ nữa. Lúc này, niềm tin vào chính  mình đã xóa tan hết những sợ hãi, lo âu. Bởi vậy họ không bị ảnh hưởng bởi những điều kiêng kị từ người khác, ngay cả khi đó là điều kiêng kị của số đông.

Để hết sợ hãi trong đời sống, do vậy tốt nhất mỗi người hãy tìm hiểu giáo pháp của Đức Phật. Đó là những bài học làm người tuyệt vời, là nguồn tri thức vi diệu nhất để hóa giải mọi khổ đau nơi trần thế này, cho cả người sống và người đã mất.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật