Phía sau cơn sốt ngoài rạp chiếu phim

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trong lúc nhiều rạp bình dân thoi thóp thì phân khúc rạp chiếu cao cấp xuất hiện với tần suất chóng mặt, đáp ứng lượng phim ra rạp ngày một lớn cũng như khán giả không ngừng tăng.
Phía sau cơn sốt ngoài rạp chiếu phim
Dù giá vé không rẻ nhưng các rạp chiếu phim hạng sang vẫn luôn đông người xem

Theo Hollywood Reporter, nếu như doanh thu chiếu bóng của Việt Nam năm 2008 chỉ đạt 7 triệu USD (khoảng 150 tỉ đồng) thì tới năm 2012, con số này đã đội lên gấp 7 lần (43 triệu USD, tương đương khoảng 900 tỉ đồng). Doanh thu phòng vé năm 2013 cũng đã vượt qua con số 50 triệu USD (trên 1000 tỉ đồng) và không ngừng tăng trưởng nhờ doanh thu của hàng loạt phim ’bom tấn’.

Kỷ lục doanh số liên tục bị xô đổ. Mới hồi đầu tháng 7 vừa qua, ’Transformers 4: Kỷ nguyên hủy diệt’ vừa trở thành bộ phim cán mốc 2 triệu USD nhanh nhất mọi thời tại Việt Nam. Theo thông báo từ nhà phát hành tại Việt Nam, sau 1 tuần ra rạp (27/6-3/7), ’Transformers 4’ đã thu hút 85.388 khán giả và mang về 2 triệu USD (khoảng 44 tỉ đồng).

Năm 2013, các rạp chiếu liên tục chứng kiến những bộ phim triệu đô mà tiêu biểu là "Iron Man 3" (Người Sắt 3) với doanh thu 3,24 triệu USD (khoảng 66 tỉ đồng) và "Tèo em" 3,32 triệu USD (gần 68 tỉ đồng).

Chia sẻ với Báo, đạo diễn Charlie Nguyễn (phim Tèo em) cũng bất ngờ về doanh thu của bộ phim. Anh nhận định một trong những lý do khiến các bộ phim đạt được doanh thu cao là vì hệ thống rạp chiếu hiện đại không ngừng mở rộng. Nếu như năm 2007, bộ phim ’Dòng máu anh hùng’ do anh đạo diễn khi đó được phát hành chỉ trong vài rạp chiếu thì đến ’Tèo em’, tình hình đã khác hẳn.

Hiện nay, với chừng 200 phim ra rạp mỗi năm cả nội lẫn ngoại, cùng trên 200 phòng chiếu phim đạt tiêu chuẩn hiện đại, thị trường chiếu bóng trong nước đang trong giai đoạn bùng nổ. Không phải ngẫu nhiên Hollywood Reporter xếp Việt Nam ở vị trí 13 trong các nước có thị trường phát hành phim nóng nhất thế giới. Sự xuất hiện ngày càng nhiều những bộ phim bom tấn được phát hành đồng thời với thị trường Bắc Mỹ, đôi khi sớm hơn, cũng là một trong những lý do kéo khán giả đến rạp ngày càng nhiều.

 


Cụm rạp sắp ra mắt tại Quy Nhơn nâng tổng số rạp của CGV lên 15.

Cũng chính vì sự tăng trưởng nóng này mà các rạp chiếu hiện đại của CGV (trước là MegaStar), BHD, Lotte, Galaxy, Platinum Cineplex liên tục ra mắt. Cuộc chiến về cơ sở vật chất, phòng chiếu, âm thanh, cũng đẩy các rạp vào cuộc cạnh tranh giành giật phân khúc khán giả ở các đô thị lớn, đặc biệt là Hà Nội và TP.HCM. Cuộc cạnh tranh về giá vé, phim chiếu vòng 1 và chất lượng phục vụ chưa bao giờ nóng như hiện tại. Tuy nhiên đáng tiếc là hầu hết các chủ rạp nắm giữ những rạp chiếu ăn khách nhất hiện nay đều là nhà nhà đầu tư nước ngoài.

Mạnh nhất trong số này là CGV. Xuất hiện tại Việt Nam với cụm rạp đầu tiên tại Hà Nội từ năm 2006, CGV khi đó đã làm thay đổi khái niệm rạp chiếu khi lần đầu ra mắt cụm rạp với nhiều phòng chiếu tiêu chuẩn. Sau 8 năm hoạt động tại Việt Nam, ngày 5/8 tới đây, CGV sẽ đưa cụm rạp thứ 15 vào hoạt động tại thành phố Quy Nhơn. Cụm rạp Quy Nhơn với 3 phòng chiếu tiếp tục được thiết kế theo phong cách retro độc đáo, cùng phong cách với các cụm rạp CGV trên toàn quốc.

Điều đáng nói là cụm rạp này được khánh thành chỉ hơn 1 tháng sau khi cụm rạp thứ 14 của CGV được mở tại thành phố Vũng Tàu. Như vậy tổng số phòng chiếu tại thị trường Việt Nam của CGV hiện đã đạt con số 103 (trong đó có 73 phòng chiếu 2D, 30 phòng chiếu 3D và 1 phòng chiếu 4DX). Thương hiệu rạp chiếu đến từ Hàn Quốc này cũng đã có kế hoạch đạt con số 30 cụm rạp đến năm 2017.

 


Các rạp chiếu luôn đưa ra các chiêu thức mới để hút khán giả

 

Cùng với CGV, Lotte, một thương hiệu đến từ Hàn Quốc hiện cũng đã có 7 cụm rạp với tổng số 33 phòng chiếu và sắp tới sẽ không ngừng mở rộng. Platinum Cineplex trong 2 năm qua cũng đã khai trương 3 cụm rạp tại các trung tâm thương mại lớn ở Hà Nội và dự kiến xây thêm 10 rạp vào năm 2018. Phân khúc rạp hạng sang đang là mảnh đất béo bở của các nhà đầu tư, nhất là trong bối cảnh bùng nổ thị trường chiếu phim như hiện nay.

Dự báo tới năm 2020, doanh thu phòng vé của Việt Nam sẽ ước đạt 100 triệu USD. Điều này sẽ tiếp tục khiến do cuộc chiến phòng vé cũng như cuộc chạy đua xây rạp thêm nóng.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật