Argentina đối mặt nguy cơ vỡ nợ

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hãng tin AFP ngày 28/7 dẫn lời ông Jorge Capitanich, chánh văn phòng của Tổng thống Cristina Kirchner, cho biết chính phủ có thể không trả nổi món nợ 539 triệu USD trước hạn chót là ngày mai, và thừa nhận có thể sẽ vỡ nợ và kêu gọi người dân đất nước giữ sự bình tĩnh.
Argentina đối mặt nguy cơ vỡ nợ
Bộ trưởng Tài chính Argentina Pablo Lopez. Ảnh: Reuters

Hôm nay phía Argentina sẽ tiếp tục cuộc đàm phán vào phút cuối với một số chủ nợ là các quỹ đầu tư. “Người dân Argentina cần giữ bình tĩnh vì cuộc sống vẫn tiếp diễn. Chính phủ đảm bảo hệ thống kinh tế sẽ tiếp tục vận hành” - ông Capitanich trấn an.

Năm 2001, Argentina từng tuyên bố vỡ nợ và không thể thanh toán cho các chủ nợ nước ngoài số tiền tổng cộng 100 tỷ USD. Sau tuyên bố trên, lần lượt vào năm 2005 và 2010, đại đa số các chủ nợ của Argentina đã đồng ý tái cơ cấu 93% số trái phiếu Chính phủ của mà họ đang nắm giữ.

Số chủ nợ còn lại từ chối xóa nợ và kiên quyết đòi Argentina trả bằng được cả gốc lẫn lãi. Mối bất hòa kéo dài đến giữa tháng 6/2014, Tòa án Tối cao Mỹ đã tuyên bố từ chối xem xét đề nghị tái cơ cấu nợ của Argentina, buộc nước này phải thanh toán khoản lãi 539 triệu USD cho các chủ nợ đâm đơn kiện trước ngày 30/6, được ân hạn đến ngày 30/7.

Mới đây, một tòa án Mỹ ra phán quyết yêu cầu Argentina, nền kinh tế lớn thứ ba Nam Mỹ, phải chi trả toàn bộ 1,3 tỉ USD tiền nợ cho hai quỹ đầu tư NML Capital và Aurelius Capital Management. Chỉ khi đó Argentina mới được phép trả nợ cho các chủ nợ đã đồng ý tái cơ cấu nợ của nước này.

Tuy nhiên kế hoạch tái cơ cấu nợ có thể sụp đổ nếu Argentina trả đủ tiền cho hai quỹ trên. Vì các chủ nợ khác có thể cũng sẽ đâm đơn kiện đòi Argentina trả đủ số nợ đã thiếu. Nếu không đạt được thỏa thuận vào đêm mai, các hãng xếp hạng tín dụng sẽ tuyên bố Argentina vỡ nợ.

Tuy nhiên báo Financial Times dẫn lời các chuyên gia đánh giá tình trạng của Argentina sẽ không khẩn thiết như năm 2001. Trong bốn năm trước 2001, Argentina rơi vào suy thoái nghiêm trọng. Đến năm 2001 tỉ lệ thất nghiệp tăng lên gần 25%. Hàng chục nghìn người dân nước này phải sống lang thang ngoài đường.

Ở thời điểm hiện tại, Argentina thiếu nợ khoảng 30 tỉ USD và nền kinh tế không bị khủng hoảng lớn trong những năm qua. Tác động lớn nhất của lần vỡ nợ này là Chính phủ Argentina sẽ không thể tiếp cận các thị trường vốn quốc tế và đầu tư nước ngoài sẽ sụt giảm.


Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật