Phiếm đàm: Bàn thêm chuyện ‘phạt người mu‌ּa dâ‌ּm’

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trao đổi với một số đối tượng trước đây đã từng mua, B.hoa nhưng nay bỗng nhiên... không còn nhu cầu!!!
Phiếm đàm: Bàn thêm chuyện ‘phạt người mu‌ּa dâ‌ּm’
Hiện nay chỉ mới phạt người B.hoa!

Mới đây, chi cục phòng chống tệ nạn xã hội thành phố HN đề xuất cụ thể hóa Pháp lệnh về phòng, chống mạ‌ּi dâ‌ּm bằng một số quy định mới như: Công bố danh tính người mu‌ּa dâ‌ּm, người mu‌ּa dâ‌ּm bị phạt ra đường dọn vệ sinh, tăng mức xử phạt, phạt thêm cả tội “giúp người khác thỏ‌a mã‌n tìn‌ּh dụ‌ּc” ngoài tội “gia‌ּo cấ‌ּu” v.v… Tin Vịt 24H đã có cuộc trao đổi với một số đối tượng trước đây đã từng mua, B.hoa nhưng nay đã cải tà quy chính (một phần do hối cải, một phần do tuổi cao sức yếu, phần còn lại do bỗng nhiên... không còn nhu cầu) về một số băn khoăn xung quanh vấn đề này. Xin được đổi tên những người tham dự cuộc trao đổi.

Đề nghị thống nhất chỉ gọi là “mua” và “bán”
Theo anh V.H.V ở Thanh Xuân, Hà Nội, trước hết pháp lệnh phải thống nhất chỉ sử dụng duy nhất hai cụm từ hoàn toàn thuần Việt là “mu‌ּa dâ‌ּm” và “B.hoa”, tránh sử dụng các cụm từ Hán Việt thay thế như “mạ‌ּi dâ‌ּm” hoặc “mãi dâ‌m” vì rất dễ nhầm lẫn “mại” thành “mãi” (Anh V.H.V lấy ví dụ về từ “Khuyến mãi”, nhiều đơn vị, tổ chức, cá nhân, thậm chí các học giả còn nhầm lẫn với “khuyến mại”). Từ hiểu đúng mới áp dụng các hình thức xử phạt đúng được, bởi các hành vi “mãi” và “mại” (mua và bán) được quy định xử phạt khác nhau.

Công bố danh tính người mu‌ּa dâ‌ּm, có ổn không?
Cũng theo anh V.H.V việc công bố danh tính người mu‌ּa dâ‌ּm sẽ dẫn đến dẫn đến người ta sẽ giả mạo giấy tờ tùy thân cho việc mu‌ּa dâ‌ּm. Anh V.H.V nêu ra một ví dụ: Anh có một người bạn, làm ở cơ quan nhà nước hẳn hoi, mỗi lần có nhu cầu, vào nhà nghỉ anh ta toàn xuất trình danh thiếp của… sếp trước khi dẫn bạ‌n tìn‌h lên lầu. Vì vậy với quy định mới này người đi mu‌ּa dâ‌ּm chuyên nghiệp (mu‌ּa dâ‌ּm thường xuyên) sẽ sẵn sàng làm giả giấy tờ tùy thân biến mình thành người khác. Vì vậy việc công bố danh tính người mu‌ּa dâ‌ּm không khéo lại biến thành vu khống người khác thì rắc rối to.

Phạt dọn vệ sinh, dễ mà khó
Anh T.V.T ở quận Đống Đa thì cho rằng việc xử phạt người mu‌ּa dâ‌ּm phải ra đường quét vệ sinh là không hợp lý và hơi nhẫn tâm. Vì người mu‌ּa dâ‌ּm họ vừa trải qua một buổi “lao động” rất mệt nhọc trước đó (Khoa học đã chứng minh rằng, năng lượng tiêu tốn sau mỗi lần làm việc đó tương đương với năng lượng bỏ ra cho việc xúc 2 tấn than - Anh T.V.T dẫn chứng) vì vậy nếu sau khi “thỏ‌a mã‌n tìn‌ּh dụ‌ּc” người mu‌ּa dâ‌ּm lại phải tiếp tục lao động nặng nhọc ngoài đường phố là “bó‌c lộ‌t sức lao động”, thêm nữa trong quá trình lao động dọn vệ sinh chẳng may do lao lực mà người mu‌ּa dâ‌ּm có mệnh hệ gì thì ai là người chịu trách nhiệm, ai thanh toán tiền viện phí?
Ngoài ra anh T.V.T cũng băn khoăn liệu khi đi dọn vệ sinh ngoài đường thì người mu‌ּa dâ‌ּm có phải đeo biển “Tôi bị phạt lao động vì tội mu‌ּa dâ‌ּm” để phân biệt với công nhân môi trường hay không? Rồi họ có được đeo khẩu trang, kính bảo hộ để bảo vệ sức khỏe hay không? (không đeo thì không ổn mà đã đeo kín mít cả mặt thì hành động nhằm làm người mu‌ּa dâ‌ּm xấu hổ không tái diễn hành vi phạm tội sẽ không đạt ý muốn). Chưa hết, việc sử dụng người dọn vệ sinh “không chuyên nghiệp” như người mu‌ּa dâ‌ּm thì chất lượng dọn vệ sinh ra sao? Ai là người giám sát, chấm điểm? Liệu có “tội phạm” có làm thêm công việc cho đội ngũ công nhân viên môi trường hay không?

Mức xử phạt mua B.hoa, bao nhiêu là vừa?
Chị H.M.N một cựu nhân viên B.hoa giải nghệ thì chia sẻ với chúng tôi rằng: Việc tăng mức xử phạt như đề xuất của chi cục phòng chống tệ nạn xã hội thì cụ thể là tăng bao nhiêu, có phù hợp với “thu nhập” của các đối tượng mua, B.hoa hay không? Đã “tham vấn” giá cả dịch vụ này với đội ngũ “chuyên gia” hay chưa? Trường hợp đối tượng mua B.hoa là những người rất nghèo không có khả năng nộp phạt thì sẽ xử lý họ ra sao? Bắt nợ như thế nào? Rồi theo quy luật thị trường giá cả dịch vụ này sẽ lên xuống theo, mức xử phạt cũng sẽ thay đổi tuân theo quy luật này hay ổn định? Nếu thay đổi thì cơ quan nào làm nhiệm vụ “điều tiết”? Còn nếu ổn định thì ổn định trong bao lâu? Có phù hợp với mặt bằng chung của xã hội hay không? Thêm nữa nếu chỉ tính đến xử phạt thì giả dụ người bán và người mu‌ּa dâ‌ּm “thực hiện giao dịch” mà không thanh toán bằng tiền mặt hoặc vật chất cụ thể ngay sau đó thì rất khó quy được tội trạng của họ vì nó không giống với “định nghĩa” mua B.hoa trong Pháp Lệnh. Chẳng nhẽ xử phạt họ về tội… thông dâ‌m với cave?

Mua B.hoa, vừa khó cấm vừa thất thu
Còn theo anh T.H.D ở quận Hai Bà Trưng – một người có thâm niên mu‌ּa dâ‌ּm cỡ “ích – xì” lần (với “ích xì” lớn hơn 10): Nghề B.hoa có từ thuở hồng hoang loài người, trên thế giới chưa có quốc gia nào cấm được triệt để nghề này. Việc cấm “cung” hoặc “cầu” hay cấm cả hai đều đi ngược lại với quy luật tự nhiên và không khả thi. Vậy nên chăng thử làm giống một số nước tiên tiến cho phép nghề này hoạt động trong phạm vi quản lý, có khám chữa bệnh, kiểm tra sưc khỏe định kỳ, như vậy vừa dễ kiểm soát vừa có nguồn thu cho ngân sách và đặc biệt tránh lẫn lộn giữa “người ngoan, kẻ hư”; khu “đè‌n đ‌ỏ” và “đèn xanh” hoặc cãi chày cãi cối việc Quất Lâm với Đồ Sơn có mạ‌ּi dâ‌ּm hay không...
Anh T.D.H cũng chia sẻ thêm: Trong xã hội hiện đại, mọi thứ đều liên động với nhau không trực tiếp thì gián tiếp, nếu cấm B.hoa thì rất có thể nạn ngoại tình lại tăng lên, mà ngoại tình còn phá vỡ cấu trúc gia đình nhanh và mạnh hơn mua B.hoa rất nhiều. Có không ít những người vợ (chồng) bị đau ốm dài ngày, đi công tác xa, đang mang thai… thẳng thắn nói rằng: Thà họ để cho chồng (vợ) của họ đi mu‌ּa dâ‌ּm còn hơn thấy họ ngoại tình!
Chưa hết, ở một góc độ nào đó, hành vi mua B.hoa còn có tác dụng làm giảm các vụ án hiế‌ּp dâ‌ּm, cưỡ‌ּng dâ‌ּm ở giới trẻ và những người chưa có gia đình. Vì vậy theo anh T.H.D việc cấm mua B.hoa chỉ có hiệu quả với những người yếu sin‌ּh l‌ּý, liệt âm, liệt dương, tuổi cao sức yếu…

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật