Tiền thù lao diễn viên phim truyền hình: Hợp đồng còn lỏng lẻo

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hợp đồng lỏng lẻo với những chế tài được cho là “chả có tác dụng gì” - một trong những nguyên nhân khiến có những diễn viên phải lên tiếng việc mình bị hãng phim nợ tiền thù lao…
Tiền thù lao diễn viên phim truyền hình: Hợp đồng còn lỏng lẻo
Ảnh minh họa
“Vỏ quýt dầy có móng tay nhọn”
Từ 23.7, trong khung giờ 17h30 các ngày từ thứ hai đến thứ năm hằng tuần, “Vết dầu loang” (35 tập, kịch bản do đạo diễn Nguyễn Trọng Hải phóng tác từ truyện ngắn “Lữ quán đêm tử thần” của Thiếu tướng công an Nguyễn Thiếu Hoàng) - một bộ phim về “lực lượng an ninh công an nhân dân Việt Nam đã, đang từng ngày, từng giờ âm thầm chiến đấu với các thế lực thù địch” lên sóng HTV9. Phim hứa hẹn hút khán giả ở cách đặt vấn đề và xử lý các tình tiết trong câu chuyện.
Trong buổi giới thiệu phim cách đây không lâu, dù không muốn “xem phim mới, nhắc chuyện cũ”, ông Nguyễn Tăng Quý - GĐ Cty TNHH Hãng phim Hoà Bình - đơn vị sản xuất phim, trả lời câu hỏi liên quan đến việc hãng nợ tiền thù lao diễn viên, cho biết, hãng đã giải quyết xong xuôi... Tháng 4 vừa qua, tuy không quá ầm ĩ, nhưng 2 diễn viên của “Vết dầu loang” là Thân Thuý Hà (ảnh) và Trung Dũng qua một số báo mạng và báo giấy, “tố” hãng Hoà Bình nợ họ tiền thù lao...
Trung tuần tháng 7 này, đoàn phim “Đảo khát” (20 tập, đạo diễn Lê Phương Nam) - một trong những dự án lớn của Hãng phim truyền hình (TFS) trong năm 2014, hoàn tất những cảnh quay tại đảo Lý Sơn. Liên quan đến tiền thù lao diễn viên, đã xảy chuyện có diễn viên “mắng” thư ký trường quay vì không cho họ biết mỗi ngày quay bao nhiêu phân đoạn, đề nghị thư ký trường quay ký xác nhận diễn viên quay trong bao nhiêu phân đoạn, để cuối phim, diễn viên tính phân đoạn, nhân ra tiền công mỗi ngày...

Một tay viết chuyên về lĩnh vực phim ảnh, thân quen với vài hãng phim, công ty chuyên đầu tư sản xuất phim và nhiều diễn viên, chia sẻ thông tin: “Nếu quan sát vẻ bề ngoài, tổng hợp thông tin qua báo mạng, qua thời gian, có thể thấy rõ, có nhiều diễn viên phim truyền hình có đời sống vật chất mỗi năm một khấm khá, có người mua được cả xe hơi, sắm sanh nhà cửa tiền tỉ cho mình và người thân...

Diễn viên chẳng ai muốn khai ra thu nhập của mình, nếu lĩnh một, có khi họ nói chỉ một nửa; khi ký hợp đồng với hãng phim, thường là ký 2 hợp đồng chính và phụ lục... Trước kia, theo quy định mức của Nhà nước, thù lao vai diễn chừng 1,5-2 triệu đồng/tập. Nay thường họ nhận 4-7 triệu đồng/tập phim, nhưng cũng còn tuỳ, nếu phim trước có rating cao, vào phim sau thù lao của họ có thể cao hơn, như 8-10 triệu đồng/tập; phim 35-40 tập. Người nắm "bí mật” thù lao trong đoàn phim thường chỉ có giám sát sản xuất và chủ hãng phim. Số liệu thù lao mà lộ, chủ hãng thể nào cũng quy “tội” cho giám sát sản xuất.

Liên quan đến chuyện diễn viên “chắc lép” tiền thù lao với đơn vị sản xuất phim: Sự “tò mò” của diễn viên về số lượng phân đoạn họ đóng trong một phim theo cách đó là có thể hiểu được, bởi từ thói quen làm việc với các hãng phim tư nhân, hiện nay, diễn viên thường được trả thù lao theo phân đoạn. Theo cơ chế thị trường, khi làm việc với hãng tư nhân, diễn viên có quyền đòi, ví dụ, đóng phim này, một phân đoạn phải trả tôi 700-800 ngàn, có diễn viên đòi 1 triệu/phân đoạn. Có những diễn viên thuộc hàng "sao" đưa ra yêu sách cao hơn về thù lao... Hẳn nhiên, tiền thù lao cho vai diễn cũng được trả theo rating của diễn viên, hay danh hiệu diễn viên có...
Để đối phố với cách tính “chắc lép” của diễn viên về thù lao, hiện, xu thế chung là có những hãng phim tư nhân áp dụng một “tiểu xảo” rất cơ bản là gom các phân đoạn nhỏ thành một phân đoạn lớn - đáng lẽ 20 phân đoạn thì gom thành 10 phân đoạn. Như vậy, việc trả thù lao theo phân đoạn, thoạt nhìn có vẻ cao, nhưng thực tế lại không cao...
Bởi hợp đồng lỏng lẻo

“Những “vân vi” nhỏ nhặt hay ầm ĩ tố chuyện tiền thù lao bị bớt xén, nợ... từ các đoàn làm phim, hiện hầu như không nặng nề, thậm chí giảm nhiều, bởi nhiều nguyên nhân. Theo ông Nguyễn Ngọc Bình - Phó GĐ Hãng TFS: Những vụ nợ tiển thù lao vai diễn, nếu có, nhìn kỹ, cũng là xuất phát từ việc hợp đồng thù lao rất lỏng lẻo ở các điều khoản, còn chế tài hợp đồng gần như bị vô hiệu hoá.

Điều này cũng thể hiện tính thiếu chuyện nghiệp trong việc làm phim ở nước ta - từ việc thảo hợp đồng, cho tới môi trường, cách làm phim hiện còn à uôm, không bảo đảm ở thời gian thực hiện cảnh quay, bối cảnh không được chuẩn bị kỹ, chưa tính kỹ từng phần phải làm gì... TFS không bao giờ áp dụng việc trả tiền thù lao cho diễn viên theo phân đoạn. Chúng tôi nói với diễn viên, chúng tôi mời anh/chị ở vai này là trọn gói theo phim, có những tập anh/chị không xuất hiện, có những tập xuất hiện, nghĩa là mời theo vai. Hợp đồng ký với diễn viên, phải càng chi tiết càng tốt. Theo chúng tôi, diễn viên, nhận tiền theo vai thì tốt hơn nhiều...”.

Kinh nghiệm từ vài trường hợp gần đây, hy vọng sẽ được các nhà đầu tư, sản xuất phim, diễn viên rút kinh nghiệm làm việc chuyên nghiệp hơn...
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật