5 loại vũ khí của Đài Loan khiến Trung Quốc phải e dè

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tạp chí The National Interest (Mỹ) vừa công bố danh sách 5 loại vũ khí của Đài Loan khiến Trung Quốc phải e dè trong trường hợp 2 bên xảy ra xung đột vũ trang.
5 loại vũ khí của Đài Loan khiến Trung Quốc phải e dè
Một người lính Đài Loan chuẩn bị điều khiển pháo Howitzer M1

Trước khi đưa ra danh tính 5 loại vũ khí kể trên, The National Interest lý giải rằng bản chất của các loại vũ khí này dựa trên một chân lý đơn giản: Đã qua lâu rồi cái thời quân đội Đài Loan có thể hi vọng đối mặt và chiến thắng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) trong một cuộc chiến cân xứng và theo một cách thông thường.

“Định nghĩa chiến thắng phải được điều chỉnh để thể hiện được thực tiễn”, tạp chí Mỹ nhận định. “Đối với PLA, chiến thắng trước Đài Loan là tiêu diệt toàn bộ quân đội vùng lãnh thổ này, hay theo nghĩa ít cực đoan hơn, là thuần phục được Đài Loan bằng dọa nạt hoặc các hành động kiềm hãm”.

Ngược lại, đối với Đài Loan, chiến thắng nằm trong khả năng phòng thủ, theo The National Interest.

“Do đó, 5 loại vũ khí mà chúng tôi sắp nêu cũng phải mang tính thực tế”, tạp chí Mỹ nhận định. “Nói cách khác, việc phát triển chúng phải nằm trong phạm vi của khả năng khả thi, nhưng đồng thời cũng không được đe dọa đến sự cân bằng quyền lực tại eo biển Đài Loan, như kiểu hành động có thể khiến Bắc Kinh phải đánh phủ đầu”.

Chẳng hạn như không có gì khiến Trung Quốc lo sợ bằng việc Đài Loan có chương trình phát triển vũ khí hạt nhân và dùng các tên lửa mang đầu đạn hạt nhân tấn công các căn cứ quân sự, nhà máy và thành phố của Trung Quốc.

Tuy nhiên, vũ khí hạt nhân không nằm trong số 5 vũ khí kể trên vì nó không thực tế, theo The National Interest.

Tạp chí Mỹ phân tích với quy mô hoạt động tình báo của Trung Quốc tại Đài Loan, thì Đài Loan khó có đủ thời gian để có thể hoàn tất chương trình chế tạo vũ khí hạt nhân và cũng sẽ khiến giới lãnh đạo Trung Quốc chọn cách chủ động tấn công hơn là tìm cách đánh chặn.

Vì thế, 5 loại vũ khí của Đài Loan và Trung Quốc lo sợ phải mang tính khả thi và nhanh trí, The National Interest kết luận. Sau đây là 5 loại vũ khí kể trên:

1. Máy bay chiến đấu không người lái tầm xa (UAV)

Máy bay chiến đấu không người lái “Thần Chết” MQ-9 của Mỹ - Ảnh: Reuters

Các sân bay Đài Loan rất dễ bị tổn thương trước dàn tên lửa đạn đạo của Trung Quốc, theo tạp chí Mỹ.

Diện tích nhỏ bé của vùng lãnh thổ này và việc nằm sát ngay bên cạnh Trung Quốc tạo ra những hạn chế lớn đối với khả năng sắp xếp vị trí đồn trú cho các máy bay của Lực lượng Không quân Đài Loan (TAF).

Một giải pháp cho thách thức này là việc sở hữu hoặc phát triển các loại UAV được trang bị tên lửa không đối đất và có tầm bay đủ xa để tiến vào trong không phận của Trung Quốc, The National Interest phân tích.

Sử dụng mẫu máy bay không người lái giống loại “Thần Chết” MQ-9 Reaper của Mỹ, mẫu UAV có kích cỡ tương đối nhỏ, sẽ tăng cường đáng kể khả năng tấn công dàn trải của Đài Loan.

Tạp chí Mỹ chỉ ra rằng các mẫu UAV này có thể xuất phát từ các đảo xa, tàu hải quân và tàu sân bay cải tiến của Đài Loan.

Với kích thước nhỏ, khó bị phát hiện, UAV Đài Loan có thể khai thác được các điểm yếu hay “các điểm mù” trong hệ thống phòng không Trung Quốc, từ đó có thể xâm nhập vào không phận Trung Quốc để quấ‌ּy rố‌ּi các sân bay, các trạm radar, điểm chỉ huy, các căn cứ hải quân, doanh trại pháo binh và những cơ sở trọng yếu khác.

Với loại tên lửa không đối đất như mẫu Vạn Kiếm do viện nghiên cứu khoa học và công nghệ Chung Sơn (Đài Loan) phát triển, UAV Đài Loan có thể tạo ra thiệt hại nặng cho các sân bay Trung Quốc và làm cản trở khả năng tiến hành các chiến dịch trên không tại Eo biển Đài Loan của Không quân nước này.

Ngoài ra, Đài Loan cũng có thể trang bị tên lửa chống chống radar cho UAV của mình để vô hiệu hóa hệ thống radar ủa Trung Quốc, để sau đó có thể dùng máy bay thông thường hoặc một đợt UAV thứ hai để đánh bom các sân bay Trung Quốc.

Đài Loan còn có thể dùng UAV giống với mẫu Harpy của Israel cho chiến thuật tấn công cảm tử vào các trạm radar của PLA.

Harpy mang những đặc điểm của một tên lửa tấn công và khi được phóng đi sẽ thực hiện 2 nhiệm vụ song song là dò tìm, tấn công tiêu diệt các trận địa tên lửa và ra đa cảnh báo dẫn đường của đối phương.

Một cuộc tấn công quy mô lớn bằng UAV sẽ có chi phí thấp hơn rất nhiều so với việc phát triển chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 và điều này cho phép không quân Đài Loan có thể sở hữu nhanh chóng một số lượng lớn UAV, theo The National Interest.

Quan trọng hơn là việc hi sinh UAV trong cuộc chiến chống Trung Quốc sẽ dễ chấp nhận hơn, nhất là về mặt tiền thuế lẫn về nguy cơ mất các phi công chiến đấu, tạp chí Mỹ cho biết.

2. Chiến đấu cơ đa nhiệm cất cánh/hạ cánh thẳng đứng

Chiến đấu cơ đa nhiệm cất cánh/hạ cánh đường băng ngắn JAS 39 “Gripen” - Ảnh: Reuters

Mặc dù UAV chiến đấu hoặc UAV “cảm tử” có thể tiến hành nhiều chiến dịch tấn công khác nhau ngay trong lòng Trung Quốc, một số lĩnh vực khác, nhưng Đài Loan vẫn cần một số khả năng, chẳng hạn như quyền kiểm soát không phận, để đảm bảo cho hoạt động của các loại chiến đấu cơ có người lái thông thường, theo The National Interest.

Tạp chí Mỹ nhận định rằng bất luận ai nói gì, Đài Loan vẫn không thể để Không quân Trung Quốc kiểm soát không phận của mình vì nếu thiếu sự yểm trợ trên không, các hệ thống dưới mặt đất cần thiết cho việc phòng thủ lãnh thổ, chẳng hạn như phi đội trực thăng chiến đấu AH-64E Apache mới mua của Mỹ, sẽ chỉ còn là “những con vịt nằm phơi mình dưới đất”.

Tuy nhiên, nguy cơ Trung Quốc dùng tên lửa để vô hiệu hóa các sân bay thách thức nghiêm trọng đến việc giành quyền kiểm soát không phận của Đài Loan.

“Giải pháp để đối phó thách thức này chính là các máy bay hạ cánh/cất cánh từ đường bay ngắn hoặc loại hạ cánh/cất cánh thẳng đứng”, theo The National Interest.

Đài Loan đã từng thể hiện “mối quan tâm” đến mẫu chiến đấu cơ F-35B do tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ sản xuất, nhưng vì các lý do mang tính chính trị và ngân sách, Đài Loan khó có thể sở hữu mẫu chiến đấu cơ tối tân này, tạp chí Mỹ cho biết.

Tuy nhiên, Đài Loan vẫn có các lựa chọn khác, chẳng hạn như mẫu chiến đấu cơ hạ cánh/cất cánh ngắn đa nhiệm JAS 39 “Gripen” do tập đoàn  SAAB (Thụy Điển) sản xuất, hoặc dùng loại sản xuất trong nước.

“Thông qua đầu tư vào các loại chiến đấu cơ hiện đại, Đài Loan sẽ có thể cản trở khả năng giành quyền kiểm soát không phận của Trung Quốc tại Eo biển Đài Loan, vốn là địa điểm đóng vai trò cực kỳ quan trọng cho chiến dịch tấn công Đài Loan của Bắc Kinh.

Ngoài ưu tiên giành quyền kiểm soát không phận, việc sở hữu chiến đấu cơ đa nhiệm hiện đại với độ phát tín hiệu radar thấp và tầm tác chiến xa hơn mẫu F-16 hiện có sẽ giúp Không quân Đài Loan cải thiện khả năng tấn công vào lãnh thổ Trung Quốc như một phần trong chiến thuật tấn công nhiều lớp, bao gồm chiến tranh mạng, tên lửa hành trình và UAV tầm xa.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật