Thương nhân Trung Quốc “làm hư” nông dân Việt Nam

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Theo ông Đinh Văn Hương – Chủ tịch Hiệp hội rau quả Việt Nam, thương nhân Trung Quốc “làm hư” nông dân Việt Nam, là một trong những nguyên nhân khiến cho nông sản Việt Nam phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.
Thương nhân Trung Quốc “làm hư” nông dân Việt Nam
Ảnh minh họa
Năng lực cạnh tranh quá yếu

Ông Đinh Văn Hương cho rằng, sự dễ dãi trong quan lý chính sách biên mậu với Trung Quốc đã tạo nên sự cạnh tranh thiếu công bằng đối với các doanh nghiệp Việt  Nam làm ăn chân chính. Đây là một nguyên nhân khiến cho nông sản Việt Nam thiếu sức cạnh tranh khi muốn vươn ra các thị trường khác.

Sự dễ dãi này khiến cho nguồn nguyên liệu từ nông sản khi thừa, khi thiếu, không ổn định từ đó gây khó khăn trong việc phát triển các doanh nghiệp chế biến nông sản. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp sống dở chết dở thậm chí phá sản do nguồn nguyên liệu bị Trung Quốc thao túng.

Mặt khác, thương nhân Trung Quốc tập cho người nông dân và thương lái Việt Nam cách làm ăn cẩu thả, gian dối, đi vào chất lượng thấp, sử dụng nhiều hó‌a chấ‌t độc hại, không an toàn thực phẩm và nhiều rủi ro. Khi Trung Quốc không mua nữa, nông sản đó không thể bán vào thị trường khác.

Chính sách dễ dãi cũng khiến cho các sản phẩm nông sản độc hại, giá thành thấp nhập khẩu từ Trung Quốc dễ dàng vào Việt Nam, gây áp lực ngược lại nên nông sản trong nước.

Bên cạnh đó, hàng loạt các nguyên nhân khác như chất lượng nông sản không đồng đều, không ổn định, mẫu mã kém, không đạt các tiêu chuẩn chất lượng theo yêu cầu quốc tế; khâu quảng cáo, tiếp thị vẫn chưa được làm tốt; chi phí vận chuyển cao dẫn đến giá cả không cạnh tranh...là những nguyên nhân khiến cho nông sản Việt Nam “thua” khi mở rộng sang các thị trường mới, giàu tiềm năng như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Đông Âu...

Giải bài toán tiêu thụ cho nông sản Việt như thế nào?

Nhận thức được những điểm yếu của nông sản Việt khi vươn ra các thị trường ngoài nước, Hiệp hội rau quả Việt Nam đưa ra một loạt các đề xuất chính sách để tăng sức cạnh tranh cho nông sản Việt Nam.

Về phía Chính phủ, Hiệp hội này đề nghị cần phải có hành lang pháp lý phù hợp với quốc tế, ưu tiên các ngành – chế biến nông sản áp dụng công nghệ cao có giá trị cao và có thể trực tiếp xuất khẩu; cần có chính sách tốt về đất đai để hướng tới sản xuất nông nghiệp quy mô lớn và có thể ứng dụng khoa học kỹ thuật; đầu tư tốt cơ sở hạ tầng và có quy hoạch vùng hợp lý, đặc biệt cần xem xét lại chính sách biên mậu với Trung Quốc để có thể kiểm soát chặt chẽ chất lượng nông sản nhập khẩu; và cuối cùng, cần có chính sách hỗ trợ nông dân để hướng họ vào nền nông nghiệp sạch, an toàn.

Về phía doanh nghiệp, Hiệp hội rau quả Việt Nam cho rằng cần phải áp dụng kỹ thuật công nghệ cao trong chế biến nông sản để tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao, phù hợp tiêu chuẩn quốc tế và thỏ‌a mã‌n nhu cầu của thị trường thế giới; làm tốt hơn nữa công tác marketing cho nông sản Việt Nam; nâng cao chất lượng hàng hóa và mẫu mã bao bì sản phẩm.

Trên thực tế, những sản phẩm nông sản của Việt Nam nếu có mặt được ở các thị trường quốc tế như Hoa Kỳ, EU, Nhật...đều rất được ưa chuộng. Để nông sản Việt có chỗ đứng trên thị trường quốc tế và không bị phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc như tình trạng trái dưa hấu và gần đây là trái vải...thì cả Nhà nước, doanh nghiệp và người nông dân Việt Nam vẫn còn rất nhiều việc phải làm.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật