Người đàn ông sống sót kỳ lạ sau 33 ngày bất tỉnh

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Từ một người thanh niên khỏe mạnh, trụ cột chính trong gia đình, ông Nguyễn Xuân Trương bỗng chốc lại trở thành tàn phế sau vụ tai nạn lao động T.Tâm.
Người đàn ông sống sót kỳ lạ sau 33 ngày bất tỉnh
Ông Nguyễn Ngọc ánh đang trao đổi cùng PV

Song bằng nghị lực sống phi thường, ông đã vượt qua tất cả nỗi đau, mất mát để hòa nhập cộng đồng và trả ơn đời.

Hơn 10 năm ngồi trên chiếc xe lăn, là ngần ấy thời gian ông làm từ thiện, dốc hết tâm sức vào “Bếp cơm từ thiện” phục vụ cho không biết bao nhiêu mảnh đời bất hạnh, nghiệt ngã giống như mình tại bệnh viện huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.
Sống lại sau 33 ngày hôn mê
Cách đây 14 năm, một vụ tai nạn lao động kinh hoàng xảy ra trên địa bàn xã An Đức đã khiến ông Nguyễn Xuân Trương (tức Ba Trương hay chú Ba từ thiện, SN 1952, trú tại 78A/6, Long Phước, Long Hồ, Vĩnh Long) bất tỉnh tại chỗ. Theo những người dân có mặt chứng kiến tai nạn cho biết: ông Trương leo lên cây dừa và rơi ở độ cao khoảng 6m, đầu cắm trực diện xuống đất, hai chân chổng ngược lên trời và giữ nguyên tư thế như vậy. Lập tức, ông được chuyển đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, tay chân co quắp, người mê man, tím tái. nạn nhân bất tỉnh suốt 33 ngày đêm, có lúc người thân trong gia đình không còn tia hy vọng nào về sự sống của ông và nghĩ đến tình huống xấu nhất xảy ra. Nhưng thật kỳ diệu, ngay sau đó ông dần hồi sinh và nhận biết được tất cả mọi người xung quanh, tuy nhiên c‌ơ th‌ể ông bị liệt hoàn toàn.
Do gia đình ông Trương thuộc diện hộ nghèo nên tất cả chi phí điều trị đều nhờ vào sự cưu mang, đùm bọc của láng giềng và những tấm lòng hảo tâm của xã hội. Giữa năm 2000, ông tiếp tục được đưa đến Trung tâm điều dưỡng và phục hồi chức năng Vĩnh Long để điều trị. Tại đây, ông được bác sỹ Nguyễn Ngọc Điểu (khi đó làm Giám đốc Trung tâm) cùng các y, bác sỹ đã tận tình chăm sóc. Trong thời gian đó, ông Trương phải xin từng bát cơm từ thiện để sống qua ngày. Những bát cơm nghĩa tình ấy đã khiến lòng ông ấm lại và được tiếp thêm nghị lực sống, bởi xung quanh ông vẫn còn sự chở che, yêu thương của đồng loại. Đến năm 2002, ông Trương được trở về nhà trong niềm vui khôn xiết của người thân và bạn bè.
Khao khát sống  sau cơn “thập tử nhất sinh”
Người dân Vĩnh Long không còn lạ lẫm gì với cái tên chú Ba Trương “khuyết tật” chuyên làm từ thiện. Dù đi tới mọi hang cùng, ngõ hẻm nào trong tỉnh thì ai ai cũng đều biết đến ông, nhất là những người nghèo thì càng ấn tượng về ông hơn. Họ xem ông như là một hình tượng của nghị lực sống phi thường, lúc nào cũng vô tư, lạc quan, yêu đời mà họ cần học tập noi theo. Tình cờ, chúng tôi gặp ông Trương tại góc đường Trần Đại Nghĩa – QL 57 (phường 4, TP. Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long) khi ông đang ì ạch di chuyển trên chiếc xe lắc cũ kỹ, tay cầm sắp vé số miệt mài chào bán tại một quán cà phê. Khi chúng tôi đặt vấn đề viết về ông, ông cười hiền và từ tốn nói: “Tôi không muốn phô trương mà chỉ muốn làm một chiến sỹ âm thầm giữa cuộc sống đời thường này như một ngọn đèn tỏa sáng tự nhiên”.
Trước sự thuyết phục của PV, cuối cùng ông cũng đồng ý nhận lời, ông cho biết: “Sau tai nạn kinh hoàng đó, tôi vẫn may mắn tồn tại trên cõi đời này là sự phúc đức, là sự hi hữu bởi khi té ngã tôi được giữ nguyên tư thế (đầu cắm sâu xuống đất, chân tựa vào gốc dừa chổng vó lên trời), nếu c‌ơ th‌ể ngã xuống đất là bị gãy cổ chết ngay. Sau 33 ngày đêm, chết lâm sàng, tôi tỉnh dậy và nghe được câu nói đầu tiên là: “ảnh tỉnh lại rồi”. Tôi rơi nước mắt vì câu nói này. Lòng tôi se thắt lại, chạnh lòng với cảm xúc khó tả khi mọi người đang dõi theo từng tia hy vong sống của tôi. Lúc thập tử nhất sinh, tôi mới cảm nhận được niềm hạnh phúc tuyệt vời đó”.
“Tôi càng trân trọng hơn nữa hai từ “chí cốt”. Nó mãi khắc sâu trong trái tim tôi vì không có bút mực nào diễn tả được hết tấm chân tình này mà bạn bè, người thân và những tấm lòng hảo tâm. Đó là tâm tình “chí cốt” đã đồng hành cùng sự sống còn của tôi như một phép màu. Kể từ đó, tôi thầm hứa và nguyện cầu, khi được hòa nhập cộng đồng sẽ bắt tay ngay vào việc làm từ thiện để trả ơn đời. Từ thiện đến với tôi là do duyên số nên tôi không thể từ bỏ được, tôi đóng góp bằng cả tâm sức cho hơi thở cuối cùng”, ông cho biết thêm.
Nguyện giúp đời đến hơi thở cuối cùng
Khi chúng tôi hỏi về gia đình, bỗng ông chùng lại, ánh mắt đỏ hoe kể lại: “Tôi là con thứ ba trong gia đình có 10 anh em. Nhà nghèo khó, không có đất sản xuất nên 11 tuổi tôi phải nghỉ học để phụ giúp cha mẹ và chăm các em nhỏ. Lớn lên trong cơ cực, nghèo đói, bệnh tật nên tôi càng hiểu thấu cái khổ đau của mọi người cùng hoạn nạn giống như mình”.
ông Trương tỏ ra u buồn kể tiếp: “Cha tôi khi đó bệnh tật triền miên, các em nhỏ nheo nhóc, cả nhà làm lụng cật lực mà vẫn không đủ miếng ăn. Cái nghèo cứ đeo bám dai dẳng. Sau mỗi mùa thu hoạch lúa thì gia đình tôi lại trắng tay vì trả nợ (theo kiểu ăn trước trả sau). Nhưng tôi cứ động viên mọi người hãy lạc quan, vô tư và mãi thọ ơn những người đã giúp đỡ lúc khốn khó. Với tôi, đồng tiền chỉ là phương tiện chỉ có tình cảm là sự gắn bó keo sơn. Vì thế, tôi nguyện làm từ thiện cả đời, cho đến hơi thở cuối cùng. Tôi sẽ làm bằng cái tâm và làm “hết công suất” để giúp xã hội bớt đi chút gánh nặng và cũng như trả ơn tình thương của xã hội đã dành tặng cho tôi trước đây”.

Ông Nguyễn Xuân Trương chật vật bên chiếc xe lắc của mình đi bán vé số để làm từ thiện.
“Để giữ đúng lời thầm hứa, ngày trở về, tôi tình nguyện phục vụ cơm từ thiện tại Trung tâm điều dưỡng và phục hồi chức năng. Đến năm 2004 tôi về bệnh viện huyện Long Hồ, nơi tôi sinh ra và lớn lên phục vụ “Bếp cơm từ thiện” cho bệnh nhân nghèo. Năm 2008, tôi bị bệnh thoát vị đĩa đệm nặng, nhưng được các bác sỹ và các nhà hảo tâm tận tình giúp đỡ nên tôi tiếp tục “qua khỏi” thêm lần nữa. Năm 2011 đến nay tôi không còn làm việc xuyên suốt tại “Bếp cơm từ thiện” như trước nữa, mà phải làm theo ca vì sức khỏe tôi rất yếu. Ngoài việc bán vé số kiếm tiền nuôi sống bản thân thì tôi cũng trích một phần lợi nhuận để làm từ thiện. Đồng thời, tôi còn gắn kết với các nhà hảo tâm khắp mọi miền đất nước, là nhịp cầu nối với người nghèo, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, giúp họ thêm nghị lực vượt khó khăn qua thực tại”, ông cười tươi cho biết.
Sau đó, ông đi khắp các tỉnh miền Tây quyên góp làm từ thiện. Đến Bạc Liêu, Cà Mau ông xin khô, xin cá, đến Đồng Tháp, Tiền Giang thì ông vận động xin gạo, trái cây hay đến TP.HCM thì xin đường, sữa, áo quần... ông chia sẻ, tuy không được may mắn cắp sách đến trường như chúng bạn nhưng bù lại trường đời đã dạy cho ông rất nhiều về cách sống, đức nhân hậu ở đời và giúp đỡ mọi người. Mặc dù là người khuyết tật, sức khỏe đang dần yếu đi nhưng ông vẫn vô tư và lạc quan yêu đời.
Ông tâm niệm: “Tôi cứ làm việc chăm chỉ, làm bằng cả tâm huyết, cứ mãi gieo hạt để giúp đời. Có nhiều người đã lợi dụng lòng tin của tôi để trục lợi, nhưng tôi không bao giờ trách họ. “Phước chí là tâm linh” nên tôi cũng không buồn, chỉ “chấm” những người ấy không có tài. Hơn nữa, con người chỉ sống được một lần thôi nên tôi luôn trân trọng từng giây hạnh phúc. Sống mà không hết nhân tâm thì hóa ra mình xài chưa hết “công suất” của con người. Đặc biệt, là tôi không bao giờ tiếc nuối về quá khứ, không suy nghĩ nhiều về tương lai, sống hiện tại thật vô tư và giúp đời cho đến hơi thở sau cùng”.
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật