Sức sống lan tỏa từ những tấm gương người khuyết tật

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Có những con người sinh ra không được lành lặn, khỏe mạnh nhưng nghị lực sống của họ lại khiến những người bình thường kinh ngạc và khâm phục. Họ đã sống một cuộc đời đáng sống và lan tỏa sức sống mãnh liệt ấy đến những người xung quanh.
Sức sống lan tỏa từ những tấm gương người khuyết tật
Trần Đức Nam là một trong 10 gương mặt người khiếm thị tiêu biểu của Thủ đô.

Sinh viên khiếm thị kiếm 6 triệu đồng/tháng

Trần Đức Nam sinh năm 1992, (quê Xuân Lộ, Đông Anh, Hà Nội) mắc chứng bệnh khiếm thị từ nhỏ nhưng không vì thế mà bi quan, Trần Đức Nam đã gắng hết sức học tập, làm việc với mong muốn không trở thành gánh nặng của gia đình và xã hội.

Trần Đức Nam có thành tích 12 năm liền là học sinh giỏi và hiện đang là sinh viên năm hai viện Đại học Mở Hà Nội. Ngoài việc học trên lớp, Nam còn tham gia làm việc tại cơ sở xoa bóp bấm huyệt của Hội Người mù quận Cầu Giấy (Hà Nội).

Là người lành lặn khi ra ngoài kiếm sống đã rất khó, vậy mà một người khiếm thị như Nam lại có thể vừa đi học đại học, vừa đi làm nuôi sống bản thân.

Nói về cuộc sống của mình, Nam kể lại: “May mắn đã đến với mình khi mình được giới thiệu gia nhập vào Hội Người mù quận Cầu Giấy. Các anh chị, cô chú trong hội đã dạy cho mình nghề xoa bóp bấm huyệt, tạo cho mình điều kiện làm việc và ăn ở rất tốt. Ngay cả khi mình phải học trên lớp các cô chú cũng sắp xếp cho mình thời gian hợp lý để vừa đi học vừa đi làm.”

Hiện tại, trung bình mỗi tháng Nam kiếm được từ 4-6 triệu đồng/tháng, số tiền này để tiền lo việc ăn, học cho bản thân và dành dụm tiết kiệm.

Những thành quả mà Trần Đức Nam đạt được ngày hôm nay là cả một quá trình nỗ lực không ngừng nghỉ. Trong quá trình ấy, có những khi công việc của Nam cũng không thuận lợi, cũng có khi bị khách đánh, khách chửi nhưng quá trình làm việc, bươn chải đã dạy cho Nam cách ứng phó linh hoạt.

“Mình bị khiếm thị nhưng mắt lại đẹp nên có lần khách say rượu mắng mình là không mù mà bảo mù, chửi mình thậm tệ. Lúc ấy mình không cãi mà lặng lẽ ghi âm, lần sau khách quay lại mình bật cho khách nghe, họ cũng biết sai và đã xin lỗi mình,” Trần Đức Nam tươi cười kể lại.

Nam tâm sự: “Vì mình và các bạn làm nghề dịch vụ xoa bóp, bấm huyện nên gặp nhiều khách say, họ gặp những áp lực bên ngoài cuộc sống lại trút lên những người yếu thế như bọn mình, có bạn bị khách đánh, đến khi bảo vệ can thiệp thì cũng ‘ăn đủ đòn’ rồi. Như trường hợp của mình, nếu khi khách say và chửi mình cãi lại thì rất có thể sẽ bị đánh, vì vậy nên phải biết cách kiềm chế và cư xử đúng mực.”

Trong ngày hội Festival Niềm tin và ánh sáng (17/4) do Thành đoàn Hà Nội và Hội Người mù Thành phố tổ chức, Trần Đức Nam vinh dự khi được tôn vinh là một trong 10 gương mặt người khiếm thị tiêu biểu của Thủ đô.

Nhắn gửi đến các bạn trẻ, Trần Đức Nam nói: “Dù sống trong hoàn cảnh nào bạn cũng cần biết mình là ai và mình ở đâu, phải xác định được cho mình một mục đích sống, một đích đến rõ ràng để nỗ lực hết mình nhằm đạt được mục đích sống đó.”

Người khuyết tật nuôi sống người khuyết tật

Chiều cao chỉ 80cm, cân nặng chưa tròn 20kg, đôi chân chưa một ngày có tự đứng được, vậy mà cô gái ấy đã sống một cuộc đời không hề vô nghĩa, không chỉ tự nuôi sống bản thân mình mà còn giúp đỡ những người cùng cảnh ngộ. Đó là câu chuyện của chị Nguyễn Thị Thu Thương mắc căn bệnh "xương thủy tinh" từ khi mới chào đời.

Chị Nguyễn Thị Thu Thương dạy nghề làm tranh giấy cho học viên của mình. (Ảnh nhân vật cung cấp)

Chị Nguyễn Thị Thu Thương là con gái thứ hai trong một gia đình có 4 chị em. Cả gia đình chỉ có mình chị bị bệnh xương thủy tinh, các anh chị em khác đều hoàn toàn bình thường. Tuổi thơ của chị Nguyễn Thị Thu Thương là những giọt nước mắt đau đớn nối dài khi hết lần này tới lần khác chị bị gãy xương, bất cứ va chạm nào cũng có thể khiến chị phải nằm bất động nhiều tháng.

Chị T.Tâm sự, càng lớn lên chị càng cảm thấy rõ hơn về những gánh nặng của gia đình khi chăm sóc chị, chị quyết tâm phải cố gắng để có thể tự lo cho mình.

Chính vì vậy, khi cầm 27.000 đồng từ việc bán sản phẩm đầu tay sau khi học nghề, hai mẹ con chị Nguyễn Thị Thu Thương đã ôm nhau khóc vì hạnh phúc. Sau đó, chị Thương tập trung vào làm nhiều sản phẩm thủ công như khăn len, đèn, túi đan bằng hạt cườm… và đưa lên mạng bán.

Khi đã có thể tự lo cho bản thân, chị Thương lại bắt tay vào thực hiện ước mơ của mình là giúp đỡ những người cùng hoàn cảnh. Đầu tiên chị mở một cửa hàng nho nhỏ ở Hà Nội, rồi thuê các em bị khuyết tật, khó khăn, dạy các em làm, đồng thời bao tiêu sản phẩm cho các em.

Mười năm làm việc cật lực, dư ra chút tiền nào, chị Nguyễn Thị Thu Thương lại dành dụm tiết kiệm để sau này lo cho cha mẹ già và hiện thực hóa ước mơ có một trung tâm dạy nghề dành cho trẻ khuyết tật. Đến một ngày, giữa làng quê nghèo của chị, ước mơ khó tin ấy đã trở thành hiện thực.

Ngày 16/3, chị Nguyễn Thị Thu Thương khai trương Trung tâm dạy nghề và đào tạo việc làm Thương Thương tại thôn Nam Phú, xã Nam Phong, huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Trung tâm này vừa là nơi dạy nghề làm tranh giấy cuộn cho các bạn trẻ khuyết tật, vừa là xưởng sản xuất của chị.

Ngay khi khai giảng, trung tâm đã đón nhận 13 em khuyết tật vào học. Mỗi em mang trong mình một khiếm khuyết hình thể hoặc tâm lý, nhưng tất cả các em đều đang cần mẫn tự lao động, để sống và sẵn sàng hòa nhập vào cuộc đời rộng lớn.
Chị Nguyễn Thị Thu Thương chia sẻ: “Tôi quyết tâm làm được một việc gì đó để đem lại một cuộc sống mới cho các bạn khuyết tật, để họ có thể tự tin hơn và không phải sống phụ thuộc vào người khác”. /.hoặc tâm lý, nhưng tất cả các em đều đang cần mẫn tự lao động, để sống và sẵn sàng hòa nhập vào cuộc đời rộng lớn.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật