Cha mẹ ly hôn, con cái sẽ bị ảnh hưởng tâm lý ra sao?

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Đối với những gia đình có cha mẹ ly hôn, thì chắc chắn cuộc sống của những đứa trẻ trong gia đình đó cũng bị xáo trộn. Điều đặc biệt là tâm lý con trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng sâu sắc, dẫn đến sự mất cân đối trong tiến trình phát triển tâm lý của chúng.
Cha mẹ ly hôn, con cái sẽ bị ảnh hưởng tâm lý ra sao?
Ảnh minh họa

1.    Nghèo kỹ năng giao tiếp xã hội


Trẻ em có cha mẹ ly thân khi chúng còn nhỏ sẽ không phát triển được các kỹ năng giao tiếp xã hội, để đối phó với thế giới bên ngoài vô vàn thử thách và đầy rẫy những tệ nạn rình rập. Bởi ngay từ khi còn nhỏ, chúng đã cảm thấy tự ti, mặc cảm, muốn sống thu mình lại với nỗi đau bố mẹ chia ly, cuộc sống nội tâm của trẻ sẽ ảnh hướng rất nhiều tới khả năng giao tiếp, hướng ngoại với xã hội bên ngoài.

2.    Dễ bị bệnh

Việc ly hôn của bố mẹ đặt nhiều áp lực lên trẻ nhỏ, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ. Vấn đề ly hôn của bố mẹ làm suy yếu hệ thống miễn dịch, khiến chúng dễ mắc nhiều bệnh tật hơn. Bởi ly hôn dẫn đến thiếu hụt sự quan tâm, chăm sóc và tình yêu của cả bố và mẹ, chúng sẽ luôn cảm thấy bất an, không yên tâm vì cuộc sống của mình.

3.    Ảnh hưởng việc học hành

Với nhiều gia đình, sự kiện ly hôn có thể kéo theo việc bé con phải chuyển chỗ ở hoặc nơi học hành. Nếu bé may mắn không phải chuyển trường và làm quen lại thầy cô, bạn bè mới thì những trêu ghẹo vô ý từ bạn cùng lứa về tình trạng “thiếu cha” hoặc “vắng mẹ” có thể làm trẻ sợ đến trường. Ngoài ra, những môn học có thể tham vấn ý kiến từ bố hoặc mẹ như trước đây cũng bị gián đoạn càng làm cho tình hình học hành của bé thêm phần nghiêm trọng.

4.    Tính tình thất thường, hung hăng

Không phải ngẫu nhiên khi sự phát triển tâm sin‌ּh l‌ּý của bất kỳ đứa trẻ nào cũng đều cần sự giáo dục mang tính cương nhu tuỳ lúc của bố mẹ (mỗi người giữ một vai trò nghiêm khắc và dỗ dành nhất định). Với những gia đình chỉ còn một bố hoặc một mẹ thì sự kiểm soát, uốn nắn này sẽ trở nên khó khăn hơn. Từ đó dẫn đến sự mất cân đối trong tiến trình phát triển tâm lý của con cái. Hệ quả dễ thấy là có những bé trở nên hung hăng, hiếu chiến trong khi những trẻ khác có thể rụt rè và tự ti trước cuộc sống.

5.    Dễ sa ngã

Khảo sát năm 2009 của Công ty Luật Mishcon de Reya (Anh) với 2.000 người có cha mẹ ly hôn. Kết quả không hề có dấu hiệu khả quan. Trong số các đối tượng được phỏng vấn có tới 42% chứng kiến những trận cãi vã, 49% phải chịu trách nhiệm an ủi cha/mẹ, 24% chỉ được chọn sống với hoặc bố hoặc mẹ, 10% quay sang con đường phạm tội, và 8% từng tìm tới cái chết như một sự giải thoát. Nghiên cứu đăng trên Public Health của Đại học Toronto (Canada) phát hiện, người có cha mẹ ly hôn thường bắt đầu hút thuốc sớm hơn bình thường. Theo kết quả sau khảo sát trên 19.000 người Mỹ, nam giới xuất thân từ gia đình tan vỡ có khả năng hút thuốc trước khi bước sang tuổi thành niên cao hơn 48% và ở nữ giới là 39%.

6.    Tăng nguy cơ ly hôn sau này

Khi bố mẹ không còn giải pháp nào khác ngoài việc ly dị, ắt hẳn không ai muốn con cái mình sẽ đi theo “vết xe đổ” này. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu của chuyên khoa Gia đình & Người Tiêu dùng thuộc Đại học Utah (Hoa Kỳ), những cặp vợ chồng trong đó bố mẹ chồng hoặc bố mẹ vợ trước đây đã từng ly dị thì khả năng “lịch sử ly hôn” lặp lại là rất cao, lên đến 2 lần.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật