Nhật Bản chỉ là ‘cừu trong lốt sói’

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Một số nhà phân tích cho rằng, Nhật Bản đang loay hoay không biết phải làm gì để xây dựng hình ảnh quốc gia ra bên ngoài. Một số thậm chí còn đặt câu hỏi liệu rằng Nhật Bản có trở thành một mối đe dọa an ninh toàn cầu?
Nhật Bản chỉ là ‘cừu trong lốt sói’
Thủ tướng Nhật Bản thăm đền Yakusuni - ngôi đền gây tranh cãi.

Tác giả Robert Dujarric có một bài xã luận nhận định về chính sách ngoại giao của Nhật Bản trên tạp chí điện tử The Diplomat. Ông hiện là viện trưởng viện Nghiên cứu châu Á đương đại, thuộc Đại học Temple Nhật Bản. Trong bài viết, ông có nhiều luận điểm cho rằng hiện nay, Nhật đang không có được một chính sách ngoại giao xứng tầm với vị thế của nó trên thế giới hiện nay.

Từ sau năm 1945, Nhật Bản đã gần như không còn được phép sử dụng vũ lực giống như bất kỳ quốc gia nào khác trên thế giới. Ngày nay, dưới sự lãnh đạo của thế hệ tư tưởng cứng rắn hơn và nặng tính "chủ nghĩa dân tộc" (bị gọi là diều hâu), cách thức xử lý vẫn còn rất thụ động khi phải đối mặt với hành vi vi phạm lãnh hải của Nhật Bản khiến nhiều người phải hoài nghi về sức mạnh và sự quyết đoán của quốc gia này.

Lực lượng vũ trang Nhật Bản có những quy định rất hạn chế trong việc tham gia các tranh chấp với các quốc khác. Những yêu sách lãnh thổ của Nhật Bản với Hàn Quốc và Nga đều là những khẳng định chủ quyền “lịch sự” và không có manh nha đe dọa nào. Tokyo hầu như không tăng chi tiêu quốc phòng trong nhiều thập kỷ qua.

Nhật Bản cũng không “chạy điên cuồng trong đám đông” các chính phủ bảo trợ chống lại kẻ thù bị cáo buộc, trong trường hợp này là Trung Quốc.

Ngoài ra, Nhật Bản không phải là một "diễn viên" hoàn toàn chủ động. Họ không thể bắt đầu các hoạt động quân sự tấn công mà không có sự đồng ý và ủng hộ của Mỹ. Phản ứng của họ về một cuộc tấn công sẽ được xác định ở Washington không khác gì như ở Tokyo.

Vậy thì tại sao người ngoài rất lo lắng về chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản?

Đầu tiên, những lo sợ xuất phát từ nội các của ông Abe – một chính phủ “cừu non đội lốt sói”. Chỉ trong hơn 1 năm kể từ khi Thủ tướng Shinze Abe cầm quyền, chính phủ của ông đã tham gia vào một dòng chảy bất tận những hành động khiêu khích tượng trưng qua lời nói: Thăm đền Yasukuni, tham gia ngày nghỉ lễ Takeshima, bổ nhiệm vị giám đốc đài truyền hình NHK từng phủ nhận chế độ n‌ô l‌ệ tìn‌ּh dụ‌ּc thời chiến và thảm sát Nam Kinh, thảo luận về việc xem xét lại Tuyên bố Kono,…

Thứ hai, nhiều chính trị gia Nhật Bản không biết phần còn lại của thế giới nghĩ gì về mình. Một ví dụ đáng kể là việc Thủ tướng Nhật Bản giơ ngón tay cái hàm ý rất tuyệt từ buồng lái của chiếc máy bay hiệu 731 của lực lượng không quân nước này. Nó nhắc nhở đến những kỷ niệm của đơn vị quân đội 731 thời Đế quốc Nhật Bản. Đơn vị này từng thực hiện những thí nghiệm khủng khiếp về Trung Quốc, những người châu Á khác, người Nga và một số người phương Tây.

Tuy nhiên, ông Abe hoặc không để ý đến số hiệu chiếc máy bay hoặc không nhận ra những tác động sẽ xảy ra sau đó. Và sau đó thất bại trong việc sa thải toàn bộ đội tiền trạm của mình. Sự cố bức ảnh 731 không phải là duy nhất, chuyến đi của ông Taro Aso đến đền thờ Yasukuni ngay sau khi vừa tham dự lễ nhậm chức của Tổng thống Park Geun Hye của Hàn Quốc cũng là một trong số “sự cố” kiểu như vậy.

Thứ ba, Nhật Bản rất “hẻo” những nhà ngoại giao và những quan chức xuất chúng vượt trội khi so với nước khác. Hơn thế nữa, các quan chức chính phủ, Bộ Ngoại giao có phần đa, là không được đào tạo đủ để thể hiện được như Mỹ - “kết bạn và gây ảnh hưởng” ở nước ngoài. Nguyên nhân gốc rễ nằm trong hệ thống giáo dục hướng nội của nước này.

Thật không may, cho đến nay, chính phủ Nhật Bản vẫn chưa tìm ra được giải pháp giáo dục nào có thể khắc phục hậu quả của việc “đóng cửa tư duy” này. Điều này làm khó các lớp sinh viên đang trưởng thành trong việc thích nghi với môi trường hoạt động không phải của Nhật.

Ngoài ra, Nhật Bản là quốc gia “đóng cửa”. Hầu hết người Nhật, những người lớn lên ở nước ngoài hoặc có cha mẹ từ nước ngoài sẽ chỉ làm việc tại các công ty hoặc chính phủ nước ngoài. Những người thích hợp để giúp Nhật Bản tương tác với thế giới bị giảm đi rất nhiều.

Thứ tư, đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (LDP) là đảng phái lãnh đạo và có không ít sự tôn thờ đối với đảng này. Một bộ phận quan chức Nhật Bản cho rằng những người chỉ trích LDP đã xem Nhật Bản là một kẻ thù, tuy nhiên điều này không đúng sự thật. Có những người không đồng tình với quan điểm của LDP nhưng lại cực kỳ am hiểu và yêu mến và đam mê nền văn hóa Nhật Bản.

Kết quả là những cá nhân tài năng, những người có thể giúp phát triển xu hướng quan tâm Nhật Bản trong thế hệ trẻ đang bị tẩy chay. Cuối cùng, “cánh tay Nhật Bản” chính là niềm tin của cả hệ thống đối với những người ủng hộ chính sách của Nhật Bản. Họ thường không muốn nói với bạn bè về những điều tiếng xấu xa, làm hiểu sai về danh tiếng của Nhật Bản đối với thế giới bên ngoài.

Thứ năm, Nhật Bản là quốc gia ít đầu tư vào văn hóa và giáo dục ngoại giao. Các công ty Nhật Bản thường tài trợ cho các chương trình nghiên cứu Nhật Bản trong những năm trước đây, nhưng thời đó là đã qua rồi. Với một số trường hợp ngoại lệ, Nhật Bản giàu có ít đóng góp trong lĩnh vực này. Đối với chính phủ, nội các Nhật không sẵn sàng đầu tư tài chính vào các chương trình đào tạo giúp cải thiện nhận thức về đất nước của họ.

Nhật Bản, cũng như Hoa Kỳ và các đồng minh khác, hiện đang phải đối mặt với một thách thức ngày càng tăng từ Trung Quốc. Mức độ thách thức và các mối đe dọa thực tế đến nay vẫn rất mơ hồ, nhưng sự thận trọng bao giờ cũng nên được chuẩn bị. Trong môi trường trước và trong chiến tranh, tuyên truyền quốc tế (ngày nay được gọi là ngoại giao cộng đồng) là một trong những mũi tên quan trọng của bên tham chiến. Thật không may, đây là một lĩnh vực mà Nhật Bản đã không làm tốt như vị trí của họ trên thế giới.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật