Cuộc đua bom xuyên boongke: Nga quá yếu trước Mỹ

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Là một trong những cường quốc quân sự hàng đầu thế giới nhưng Nga lại tỏ ra lép vế so với Mỹ trong lĩnh vực bom xuyên boongke.
Cuộc đua bom xuyên boongke: Nga quá yếu trước Mỹ
Bom xuyên hạt nhân B61-11.
Bom xuyên boongke là một vũ khí quan trọng để vô hiệu hóa các căn cứ, kho tàng, sở chỉ huy, thông tin liên lạc của đối phương bố trí bên trong các boongke kiên cố.
Nga được xem là cường quốc quân sự hàng đầu thế giới, ấy vậy mà trong Moscow lại “kém phát triển” trong lĩnh vực phát triển bom xuyên boongke. Trong khi Mỹ có một danh sách dài các loại bom xuyên phá boongke với đủ độ sâu thâm nhập khác nhau thì Moscow lại chỉ có một loại duy nhất.
Cùng điểm qua thông số của một số bom xuyên boongke để xem sức xuyên của bom Nga đến đâu so với Mỹ:
B61-11 (Mỹ)
B61-11 là biến thể xuyên boongke của bom hạt nhân B61, loại bom này được phát triển để thay thế cho “gã khổng lồ” bom nhiệt hạch B53. Quá trình phát triển B61-11 được triển khai từ năm 1994, đưa vào sử dụng trong Không quân Mỹ từ năm 1997.
Nó được trang bị một cái mũi bằng thép siêu cứng bên trong được nhồi uranium nghèo, B61-11 được trang bị một đầu đạn hạt nhân có lượng nổ khoảng 10-340kt. B61-11 được thiết kế để thả từ độ cao khoảng 12,2km, quả bom này không được trang bị dù hãm như các quả bom hạt nhân B61 thông thường để tăng tốc độ khi rơi.
B61-11 được thiết kế để thâm nhập vào trong lòng đất khoảng 6m trước khi phát nổ. Mặc dù nó không được thiết kế để xuyên phá các boongke làm bằng bê tông cốt thép hay các vùng đá cứng. Tuy nhiên, với một vụ nổ hạt nhân trong lòng đất sóng xung kích tạo ra từ vụ nổ tạo nên một cơn địa chấn đủ để phá hủy các mục tiêu được bảo vệ kiên cố dưới lòng đất. Hiện nay, bom B61-11 là vũ khí chủ lực cùng với máy bay ném bom tàng hình chiến lược B-2 Spirit.
BLU-109 (Mỹ)
Đây là loại bom xuyên boongke phổ biến nhất của Mỹ cũng như một số nước thuộc khối NATO. Bom có chiều dài 2,4 mét, đường kính 370mm, trọng lượng 907kg, đầu đạn nặng 240kg. BLU-109 được trang bị võ thép dày 25,4mm cho phép nó xuyên qua kết cấu bê tông cốt thép với độ dày 1,8 mét trước khi phát nổ.

BLU-109.
Loại bom này còn có thể chuyển đổi để sử dụng bộ phận dẫn hướng JDAM hoặc Paveway-III biến nó thành một loại bom xuyên boongke thông minh. Nếu được trang bị bộ dẫn hướng JDAM BLU-109 còn được gọi là GBU-31, nó có thể sử dụng cho tiêm kích F-16 và ném từ độ cao 6-7km.
Theo các tính toán, nếu được ném từ độ cao 12km bom có thể đạt phạm vi hoạt động tới 75km. BLU-109 đã được sử dụng khá rộng rãi trong các chiến dịch quân sự do Mỹ dẫn đầu.
Siêu bom xuyên boongke GBU-57 (Mỹ)
GBU-57 còn được gọi là MOP (Massive Ordnance Penetrator - Bom xuyên cỡ cực lớn), có khối lượng lên đến 30.000 pounds (14 tấn) bomvới chiều dài 6,1 mét , đường kính 0,8 mét và mang theo lượng thuốc nổ nặng tới 2,7 tấn, gấp hơn 10 lần loại bom xuyên BLU-109 mà Mỹ vẫn sử dụng.

Siêu bom xuyên GBU-57B.
Bom được chế tạo với cánh ngắn và cánh đuôi dạng lưới mắt cáo để có thể điều khiển được khi rơi. Nhờ phần mũi được làm bằng hợp kim thép siêu cứng kết hợp với khối lượng “siêu khủng” GBU-57B có khả năng xuyên sâu tới 60m qua lớp bê tông thông thường có khả năng chịu lực 5000 psi (khoảng 2.892 tấn/m2, 8m qua bê tông cường lực (có khả năng chịu lực nén 7.000 tấn/m2) và 40m qua đá cứng.
GBU-28
Có lẽ đây là quả bom xuyên boongke hiệu quả nhất trong Quân đội Mỹ cũng như khối NATO. Bom có chiều dài 7,6 mét, đường kính 350mm, sải cánh 1,7 mét, trọng lượng 2.132kg. Nó có thể xuyên tới 30 mét đất cứng hoặc 6 mét bê tông cốt thép.

GBU-28.
GBU-28 được xem là bom xuyên boongke phát triển nhanh nhất thế giới, từ khi bắt đầu phát triển đến khi thử nghiệm chỉ mất đúng 2 tuần, và đưa vào biên chế chỉ sau đúng một lần thử nghiệm. Đây là một loại bom xuyên boongke thông minh được dẫn hướng bằng GPS, có phạm vi hoạt động khoảng 15km. GBU-28 đã được sử dụng trong chiến dịch ở Afghanistan năm 2002 và Tự do Iraq năm 2003.
BetAB-500U (Nga)
Nằm trong danh sách này chỉ có một đại diện duy nhất của Nga là loại bom xuyên boongke BetAB-500U. Mặc dù là đại diện duy nhất của nền công nghiệp quốc phòng hùng mạnh của thế giới nhưng khả năng xuyên của loại bom này rất hạn chế so với các loại bom của Mỹ.

Bom BetAB-500U.
BetAB-500U có chiều dài 2,48 mét, đường kính 450mm, trọng lượng 510kg. Đại diện duy nhất của Nga này chỉ có thể xuyên được 1,2 mét qua bê tông cốt thép hoặc 3 mét đất đá. Khả năng xuyên của BetAB-500U thậm chí còn chưa bằng loại bom xuyên boongke yếu nhất của Mỹ là BLU-109.
Trong cuộc chiến xuyên boongke xem chừng Moscow quá lép vế so với Washington.
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật