Dồn sức vào tam nông: Vốn là trọng yếu

Itech Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Mới đây, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cùng với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình đã có cuộc trao đổi sơ bộ về gói kích cầu dành cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân.
Dồn sức vào tam nông: Vốn là trọng yếu
Ảnh minh họa

Thực tế thời gian qua, ngân hàng đã dành tín dụng ưu đãi cho lĩnh vực này nhưng sự hỗ trợ lại chưa trực tiếp đến tay người nông dân.

Doanh nghiệp nông thôn  khát vốn
Gói tín dụng ưu đãi cho tam nông cũng đã từng được NHNN mở ra, hướng tới cung ứng vốn trong 3 lĩnh vực trọng tâm: Tín dụng phục vụ ứng dụng công nghệ khoa học vào sản xuất nông nghiệp; Tín dụng phục vụ mô hình sản xuất mới trong nông nghiệp và tín dụng phục vụ xuất khẩu nông thủy sản. Chẳng hạn, vào tháng 6 năm 2013, NHNN từng phối hợp với các doanh nghiệp kinh doanh, nuôi trồng, chế biến thủy sản để tìm hiểu nhu cầu tiếp cận vốn của các doanh nghiệp này.
Tuy nhiên, cơn khát vốn vẫn diễn ra. Mặc dù dư nợ tín dụng tam nông hiện chiếm khoảng 1/5 tổng dư nợ toàn hệ thống đạt tốc độ tăng trưởng trên 15%/năm vài năm qua nhưng tốc độ này được đánh giá là chưa tương xứng với tiềm năng của nông nghiệp, nông thôn. Trong các báo cáo của NHNN gần đây, tín dụng tam nông nổi lên như một điểm sáng với sự nhập cuộc không chỉ từ chính sách mà còn ở các ngân hàng thương mại lớn như Agribank, Vietinbank, BIDV và một vài đại diện đến từ khối cổ phần như LienVietPostbank. Chưa hết, theo chỉ đạo của NHNN định hướng 2014, toàn ngành phải ưu tiên cho lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn.
Ông Chu Tiến Vĩnh, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản nhấn mạnh, ngư dân và nông dân đang gặp khó khăn. Một trong những nguyên nhân chính là do thiếu vốn để đầu tư, phát triển. Do đó rất cần gói tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên nếu giữ nguyên điều kiện vay vốn như hiện nay thì cả nông dân lẫn ngư dân không thể tiếp cận nổi. Vấn đề nữa là thời hạn vay vốn nông nghiệp cần phải dài hơn. Chu trình sản xuất nông nghiệp thường kéo dài, trong khi thời hạn vay lại ngắn. Chưa đến kỳ hạn thu hoạch thì nông dân đã phải trợ nợ nên rất khó khăn.
Ông Nguyễn Duy Lượng, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam nhấn mạnh, nông nghiệp đóng góp 22% vào tăng trưởng GDP hàng năm của nền kinh tế. Theo quy định, cũng có đến 5 nguồn lực để ưu tiên phát triển nông nghiệp. Nhưng trên thực tế, nguồn tiền được sử dụng và tập trung vào ngành hạn chế, nhiều nguồn vốn chưa thực sự hấp dẫn nông dân. Mặc dù người nông dân được ưu đãi lãi suất đến 4%, tức là có những doanh nghiệp tốt nếu đáp ứng được các yêu cầu của ngân hàng có thể vay vốn với lãi lãi suất 9%, thế nhưng ngân hàng yêu cầu doanh nghiệp buộc phải trả nợ hết khoản cũ mới được vay khoản mới.
Đổi mới cơ chế vay
Trao đổi với Đại Đoàn Kết, giám đốc một doanh nghiệp chuyên sản xuất và phân phối rau sạch trên địa bàn Hà Nội nói: "Rất mừng vì có gói kích cầu cho nông nghiệp”. Tuy nhiên, vẫn theo vị giám đốc này, ai được tiếp cận, tiếp cận như thế nào mới là điều quan trọng. Bản thân tài sản thế chấp của doanh nghiệp nông nghiệp không có, rủi ro trong nông nghiệp cao vì thường xuyên đối diện cảnh mất mùa được giá, được giá mất mùa, giá cả trồi sụt. Các ngân hàng rất ngại cho vay trong nông nghiệp. "Bơm vốn vào nông nghiệp là chủ trương đúng và luôn cần, song tôi hi vọng NHNN mở ra cơ chế vay hợp lý, đừng bắt cầm cố sổ đỏ, đừng bắt có tài sản để đối ứng” – vị giám đốc nói.
Tuy nhiên, cũng có nhiều thắc mắc đến từ các chuyên gia khi bàn về gói tín dụng cho tam nông. Một số ý kiến cho rằng, liên tiếp thời gian gần đây Chính phủ đã chỉ đạo NHNN triển khai các gói tín dụng lớn, chẳng hạn gói kích cầu thị trường bất động sản 30.000 tỷ, nhưng hiệu quả không như mong đợi. Lo ngại rằng, gói tín dụng lớn cho tam nông liệu có đi vào "làn đường” của 30.000 tỷ.
Ông Cao Sỹ Kiêm, cựu Thống đốc NHNN trao đổi với Đại Đoàn Kết, "Cuộc họp bàn của Bộ NNPTNT và NHNN đã mở ra hy vọng cho tam nông. Cơ chế cho vay theo chuỗi sản xuất là hoàn toàn mới, và đáp ứng được yêu cầu vay, đáp ứng được cả nhu cầu thu hồi vốn của ngân hàng. Cảnh cho vay nhỏ lẻ, rải rác theo từng khâu chế biến, xuất khẩu… sẽ không còn nữa. "Tôi tin rằng nếu triển khai theo hướng này thì người nông dân sẽ không còn phải chịu cảnh bán lúa non, bán lúa giá thấp. Bên cạnh đó, cán bộ ngân hàng cũng không phải sợ cảnh mất vốn do rủi ro thời vụ nữa”.
Song bản thân ông Kiêm cũng cho rằng, để triển khai được gói tín dụng không thể trong ngày một ngày hai.
Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật