Biển Đông: Hơn 1 tháng, 7 lần dậy sóng

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Chỉ trong vòng một tháng rưỡi vừa qua, có bảy diễn biến mới xuất hiện làm gia tăng căng thẳng về cả ngắn và dài hạn ở khu vực.
Biển Đông: Hơn 1 tháng, 7 lần dậy sóng
Thủy quân lục chiến Trung Quốc, một lực lượng gây “sóng gió“ ở Biển Đông

Năm diễn biến ngắn hạn bao gồm: Phản ứng của Philippines với lệnh cấm bắt cá của Bắc Kinh, sự bị động của ASEAN, hành động khiêu khích của hải quân Trung Quốc trên vùng bãi ngầm James Shoal (cách Malaysia 80km), khả năng thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông, và sự phản đối mạnh mẽ hơn của Hoa Kỳ đối với các hành vi của Bắc Kinh.

Vào tháng Một vừa qua, chính quyền Philippines đứng ra phản đối tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông. Lực lượng vũ trang của nước này còn để ngỏ khả năng hỗ trợ an ninh cho các ngư dân đi đánh bắt cá ở vùng biển tranh chấp.

Sang tháng Hai, Tổng thống Benigno Aquino kêu gọi cộng đồng quốc tế ủng hộ để chống lại những đòi hỏi chủ quyền vô l‎ý của Bắc Kinh.

Diễn biến thứ hai xuất hiện ở hội nghị bộ trưởng ngoại giao ASEAN tại Bagan, Myanmar trong hai ngày 16-17 tháng Một. Trong khi Philippines kêu gọi ASEAN đoàn kết để phản ứng với ADIZ và lệnh cấm bắt cá, thì phần đông các nước còn lại chỉ “bày tỏ quan ngại sâu sắc” và mong các nước giải quyết vấn đề “bằng biện pháp hòa bình,” chứ không đưa ra các bình luận chính thức hay hành động cụ thể nào.

Chỉ vài hôm sau đó, một đội tàu của Hải quân Trung Quốc (PLAN), gồm tàu đổ bộ Trường Bạch Sơn (Changbaisan), và hai tàu khu trục (Vũ Hán và Hải Khẩu), nhổ neo từ căn cứ Hải Nam và đi tuần tra khắp Biển Đông. Đội tàu này sau đó cập bến bãi James Shoal, cách bờ biển Malaysia có 80km và Hải Nam khoảng 1.800km, và thề bảo vệ chủ quyền và lợi ích của Trung Quốc, báo chí nước này cho biết.

Ngày hôm sau, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Tần Cương tuyên bố chủ quyền “không thể tranh cãi” với James Shoal.

Đây là lần thứ hai trong vòng hai năm Hải quân Trung Quốc xuất hiện ở bãi này để thể hiện chủ quyền. Cả hai lần chính quyền Malaysia đều cho rằng không hề biết sự hiện diện của quân Trung Quốc.

Điều này khiến người ta nghi ngờ: hoặc là Kuala Lumpur đã thiếu thành thực, hoặc khả năng cảnh báo của hải quân Malaysia quá kém, hoặc do chính quyền nước này yêu cầu lực lượng hải quân không đến khu vực trên để tránh va chạm.

Diễn biến thứ tư là việc một bản dự thảo ADIZ trên Biển Đông đã được gửi lên chính quyền Trung Quốc vào tháng 5/2013, tờ Asahi Shimbun đưa tin. Tuy ngay sau đó Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng phủ nhận, cần phải lưu ý ‎ rằng Bộ Quốc phòng nước này đã từng tuyên bố vào năm ngoái rằng sẽ thành lập các khu vực ADIZ khác khi đã có sự “chuẩn bị sẵn sàng.”

Diễn biến thứ năm là ở thái độ ngày càng quyết liệt của Mỹ với ADIZ và tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông. Ông Evan Medeiros, giám đốc châu Á của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, cảnh báo vào ngày 1/2 rằng sự khiêu khích của Trung Quốc sẽ có thể làm gia tăng sự hiện diện quân sự của Mỹ ở khu vực.

Vào ngày 5/2, trong buổi điều trần trước Ủy ban Đối ngoại thượng viện Mỹ khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trợ l‎ý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel nói Trung Quốc nên thu lại các tuyên bố về ADIZ.

Ông này cũng phản đối “đường chín đoạn” và cho biết Mỹ sẽ ủng hộ việc Philippines đưa Trung Quốc ra tòa án quốc tế.

“Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ quyền của các bên liên quan trong việc giải quyết tranh chấp bằng các cơ chế hòa bình.”

ASEAN không đồng lòng trong giải quyết tranh chấp

Xung khắc trong dài hạn

Việc Mỹ đang xem xét lại cán cân quyền lực tại Châu Á-Thái Bình Dương và quá trình hiện đại hóa không ngừng của Hải quân Trung Quốc là hai xu hướng dài hạn rất đáng lưu tâm.

Trong hai tháng vừa qua, một số quan chức cấp cao của Mỹ đã đưa ra những nhận xét khá bi quan về sự thay đổi trong cán cân quyền lực ở phía Tây Đại Tây Dương.

“Không còn nghi ngờ gì nữa, sự thống trị tuyệt đối của người Mỹ đang giảm dần,” Đô đốc Samuel Locklear, Tổng chỉ huy tư lệnh quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương, cho biết trên tờ Defense News. ”Đó không phải là điều gì đáng lo ngại, mà là thực tế cần phải nhìn nhận.”

Trong khi đó, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Frank Kendall cho rằng sự vượt trội về công nghệ của quân đội Hoa Kỳ đang bị thách thức nghiêm trọng từ quá trình hiện đại hóa của Trung Quốc, và bởi sự cắt giảm ngân sách quốc phòng Hoa Kỳ.

Theo biên bản điều trần của Văn phòng Tình Báo Hải quân Hoa Kỳ (ONI), thì Trung Quốc đang có tham vọng tăng nhanh chóng các số lượng các đội tàu trên biển, tàu ngầm, và vũ khí.

Quốc gia này cũng vừa bắt đầu chế tạo tàu sân bay thứ hai, dự kiến sẽ đưa vào sử dụng vào năm 2018. Nhiều chuyên gia còn cho rằng Trung Quốc sẽ vận hành đội tàu sân bay có khả năng chiến đấu ở các vùng biển xa vào năm 2020.

Những kế hoạch hiện đại hóa của Trung Quốc được hỗ trợ bởi ngân sách quốc phòng đạt tới 160 tỷ đô la trong năm 2015. Theo thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Kendall, ngân sách cho quân đội của Trung Quốc tăng khoảng 10% mỗi năm.

Với các lực lượng bán quân sự địa phương, Trung Quốc cũng đầu tư khá nặng tay. Vào ngày 10/1, một chiếc tàu 5.000 tấn đã được giao cho Hạm đội Phòng vệ bờ biển phía Nam, đặt tại thành phố Tam Sa, thuộc quần đảo Hoàng Sa. Truyền thông Trung Quốc cũng cho biết một chiếc tàu tuần tra nặng 10 nghìn tấn, loại lớn nhất thế giới, cũng đang được lắp ráp.

‘rủi ro xung đột an ninh’

Những xu hướng an ninh ngắn và dài hạn sẽ càng làm gia tăng căng thẳng về tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.

Philippines sẽ tiếp tục đấu khẩu với Trung Quốc, trong khi Bắc Kinh sẽ có thể cho tàu chiến đóng quân tại bãi ngầm Second Thomas Shoal, khu vực tranh chấp với Manila. Sự khác biệt trong cách tiếp cận vấn đề giữa Philippines và Malaysia sẽ khiến cho bốn nước tranh chấp với Trung Quốc ở khu vực khó đạt được thỏa thuận chung.

ASEAN cũng đã không đạt được đồng thuận trong việc tuyên bố lệnh cấm bắt cá của Trung Quốc, cũng như khả năng thiết lập ADIZ, là rủi ro an ninh cho toàn Đông Nam Á, chứ không riêng gì các nước tranh chấp.

Về phía Trung Quốc, họ sẽ tiếp tục đẩy nhanh hiện đại hóa cả hải quân lẫn lực lượng bán quân sự tuần tra bờ biển.

Hải quân Trung Quốc sẽ tập trận ở trong vùng chín đoạn, vốn sẽ xâm phạm vào các khu đặc quyền kinh tế của các quốc gia tranh chấp. Trong khi đội tàu bán quân sự sẽ tăng cường tuần tra hoặc đóng quân trên Biển Đông với thời gian dài hơn.

Chính sách chủ động hơn của Mỹ ở khu vực sẽ dễ dẫn tới những phản ứng về mặt chính trị, ngoại giao, và thậm chí là quân sự, của Trung Quốc tại các vùng biển tranh chấp. Điều này cũng dễ hiểu: quá trình hiện đại hóa hải quân và mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc sẽ tất yếu dẫn tới sự suy giảm quyền lực của hải quân Mỹ tại phía Tây Thái Bình Dương.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 5102
  1. Philippines phản đối Trung Quốc tấn công ngư dân
  2. Đại sứ Mỹ tại Philippines: Biển Đông không có cái gọi là đường 9 đoạn
  3. Mỹ phớt lờ cảnh báo của Trung Quốc ở Biển Đông
  4. Philippines đưa quân tới Scarborough đối phó Trung Quốc?
  5. Quân Mỹ đã bí mật lập căn cứ ở Philippines chuyên theo dõi TQ?
  6. Trung Quốc sử dụng vòi rồng tấn công ngư dân Philippines?
  7. Ứng viên Thủ tướng Ấn Độ: Tư duy bành trướng của TQ không ai chấp nhận
  8. Tàu Trung Quốc lại vào vùng biển tranh chấp với Nhật Bản
  9. Mỹ và bài toán khó: Một TTP nói ‘không’ với Trung Quốc
  10. Nhật Bản xóa bỏ hoàn toàn khái niệm hữu hảo với Trung Quốc
  11. Nhật bắt 10 thủy thủ Trung Quốc
  12. TQ diễn tập ‘chiến tranh chớp nhoáng’ với Nhật?
  13. Đá tá Trung Quốc cổ vũ lập vùng phòng không Biển
  14. Vùng phòng không ở Biển Đông ‘quan trọng với Trung Quốc về lâu dài’
  15. Mỹ giảm nhẹ đánh giá Trung Quốc chuẩn bị chiến tranh với Nhật Bản
  16. Tướng TQ ‘giải mã’ bất đồng quan điểm của Mỹ về ADIZ ở biển Đông
  17. Đại tá hải quân Trung Quốc bình luận về ADIZ ở Biển Đông
  18. Chủ tịch Trung Quốc hạ lệnh sẵn sàng chiến tranh với Nhật?
  19. Australia ủng hộ Quy tắc Ứng xử Biển Đông
  20. ‘Trung Quốc đã sẵn sàng chiến tranh chớp nhoáng với Nhật Bản’
  21. Philippines: Hải quân sẽ bảo vệ ngư dân nếu TQ khủng bố, đe dọa
Video và Bài nổi bật