Nhật khiến Trung Quốc “dựng tóc gáy” vì lo sợ

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trung Quốc hôm qua (17/2) đã bày tỏ “sự quan ngại cực độ” trước thông tin về việc Nhật Bản không chịu trả lại cho Mỹ một số lượng plutonium đủ để có thể chế tạo 50 quả bom hạt nhân. Đây là cuộc khủng hoảng mới nhất trong quan hệ giữa hai cường quốc hàng đầu Châu Á.
Nhật khiến Trung Quốc “dựng tóc gáy” vì lo sợ
Ảnh minh họa

Hãng thông tấn Kyodo của Nhật Bản đưa tin, Washington đã ép Tokyo trả lại 300kg plutonium có thể sử dụng để chế tạo tới 50 quả bom hạt nhân. Nhật Bản đã từ chối nhưng cuối cùng lại nhượng bộ trước yêu cầu của Mỹ, hãng tin Kyodo cho biết.

Số plutonium nói trên được mang đến Nhật Bản trong những năm 1960 để phục vụ các mục đích nghiên cứu và hai chính phủ có thể sẽ đạt được một thỏa thuận chính thức về việc trả lại 300kg plutonium tại Hội nghị Thượng đỉnh Hạt nhân ở The Hague vào tháng 3 tới, một quan chức của Bộ Giáo dục Nhật Bản cho biết.

Trung Quốc vốn đang rơi vào một cuộc đối đầu cực kỳ căng thẳng và quyết liệt với Nhật Bản vì tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải ở biển Hoa Đông. Cường quốc số 1 Châu Á nhiều lần lo lắng phát sốt trước các động thái quân sự của Nhật Bản. Bắc Kinh cũng không ít lần cảnh báo Tokyo không được tái vũ trang.

"Trung Quốc tin rằng, Nhật Bản – với tư cách là một nước tham gia ký kết Hiệp ước Không Phổ biến vũ khí Hạ nhân, cần phải tôn trọng tuyệt đối cam kết quốc tế về việc không phổ biến vũ khí hạt nhân và an toàn hạt nhân”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc – bà Hua Chunying đã nói như vậy tại một cuộc họp báo.

"Trong một thời gian dài, Nhật Bản đã không trả lại số nhiên liệu hạt nhân mà họ dự trữ cho nước liên quan. Điều đó đã gây lo ngại cho cộng đồng quốc tế. Trung Quốc tất nhiên là rất quan ngại", bà Hua nói thêm.

Nhật Bản là nạn nhân duy nhất trên thế giới phải hứng chịu các cuộc tấn công hạt nhân vào giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến tranh Thế giới thứ II. Không giống như Trung Quốc, Nhật Bản không sở hữu vũ khí hạt nhân và lập trường của chính phủ ở Tokyo là sẽ không chế tạo hay theo đuổi vũ khí hạt nhân.

Mặc dù không theo đuổi vũ khí hạt nhân nhưng giới chức Nhật Bản mới đây đã ám chỉ, nước này sẽ cho phép đồng minh Mỹ mang vũ khí hạt nhân vào nước họ trong trường hợp khẩn cấp.

Phát biểu với báo chí Nhật Bản hồi cuối tuần trước, Ngoại trưởng Fumio Kishda đã tuyên bố, Nhật Bản có thể cho phép Mỹ đưa vũ khí hạt nhân vào trong nước trong trường hợp khẩn cấp đe dọa đến an ninh và sự an toàn của các công dân Nhật Bản.

Trung Quốc tất nhiên là cảm thấy vô cùng bất an trước tuyên bố trên của ông Kishda.

Phát ngôn viên Hua hôm qua cũng kêu gọi Nhật Bản tuân thủ nguyên tắc ba không hạt nhân: không sản xuất, không sở hữu và không cho phép đưa vũ khí hạt nhân vào lãnh thổ của nước này. Theo bà Hua, đây là một phần quan trọng trong con đường phát triển hòa bình sau chiến tranh của Nhật Bản và “Nó cũng quan trọng đối với sự ổn định và hòa bình trong khu vực”.

Nguyên tắc 3 không hạt nhân được đưa ra lần đầu tiên bởi Thủ tướng Nhật Bản Eisaku Sato khi ông này có bài phát biểu trước Hạ viện vào năm 1967 và nguyên tắc này đã được Quốc hội Nhật Bản thông qua vào năm 1971.

Tuy nhiên, trước thách thức an ninh ngày một lớn hơn từ phía nước láng giềng Trung Quốc, Nhật Bản gần đây liên tục tăng cường sức mạnh quân sự đồng thời thắt chặt liên minh với Mỹ để sẵn sàng bảo vệ mình.

quan hệ giữa hai cường quốc Nhật Bản và Trung Quốc từ lâu đã không được “thuận buồm xuôi gió”. Tuy nhiên, chưa có thời điểm nào trong vài thập kỷ trở lại đây, quan hệ Trung-Nhật lại rơi vào cuộc đối đầu gay gắt, quyết liệt và dai dẳng như trong thời gian hơn một năm trở lại đây.

Được châm ngòi từ cuộc tranh chấp đã có từ bao đời nay ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông, căng thẳng Trung-Nhật đang leo thang nguy hiểm đến mức có thể vượt ra ngoài tầm kiểm soát và thậm chí có thể châm ngòi cho một cuộc chiến tranh. Cuộc tranh chấp này đã lan từ dưới biển lên cả trên không. Giờ đây, không chỉ tàu thuyền hai nước thường xuyên gầm ghè nhau trên biển mà ở trên bầu trời, máy bay hai nước cũng liên tục đối đầu nguy hiểm. Gần đây, Bắc Kinh còn gây ra một “cơn sóng gió mới” khi bất ngờ đơn phương thành lập vùng phòng không ở biển Hoa Đông, bao trùm cả khu vực tranh chấp với Tokyo. Thủ tướng Shinzo Abe “còn đổ thêm dầu vào lửa” khi đến thăm đền thờ chiến tranh nhạ‌y cả‌m Yasukuni, khiến Trung Quốc sục sôi tức giận.

Giới phân tích dự đoán, trong năm nay, khu vực Châu Á được cho là đang đứng trên bờ vực của một trong những ác mộng khủng khiếp nhất, đó là một cuộc chiến tranh Trung-Nhật. Ác mộng này sẽ xảy ra nếu hai cường quốc hàng đầu Châu Á không kiềm chế, ngồi lại đàm phán với nhau mà tiếp tục làm găng, lấn tới trong cuộc đối đầu “tóe lửa” như thời gian vừa qua. Trở về nguyên trạng như trước đây sẽ là cách tốt nhất cho tình hình ở biển Hoa Đông và cho mối quan hệ Trung-Nhật lúc này. Đây là quan điểm được giới chuyên gia và các nhà phân tích đồng tình chia sẻ.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 5102
  1. Philippines phản đối Trung Quốc tấn công ngư dân
  2. Đại sứ Mỹ tại Philippines: Biển Đông không có cái gọi là đường 9 đoạn
  3. Mỹ phớt lờ cảnh báo của Trung Quốc ở Biển Đông
  4. Philippines đưa quân tới Scarborough đối phó Trung Quốc?
  5. Quân Mỹ đã bí mật lập căn cứ ở Philippines chuyên theo dõi TQ?
  6. Trung Quốc sử dụng vòi rồng tấn công ngư dân Philippines?
  7. Ứng viên Thủ tướng Ấn Độ: Tư duy bành trướng của TQ không ai chấp nhận
  8. Tàu Trung Quốc lại vào vùng biển tranh chấp với Nhật Bản
  9. Mỹ và bài toán khó: Một TTP nói ‘không’ với Trung Quốc
  10. Nhật Bản xóa bỏ hoàn toàn khái niệm hữu hảo với Trung Quốc
  11. Nhật bắt 10 thủy thủ Trung Quốc
  12. TQ diễn tập ‘chiến tranh chớp nhoáng’ với Nhật?
  13. Đá tá Trung Quốc cổ vũ lập vùng phòng không Biển
  14. Vùng phòng không ở Biển Đông ‘quan trọng với Trung Quốc về lâu dài’
  15. Mỹ giảm nhẹ đánh giá Trung Quốc chuẩn bị chiến tranh với Nhật Bản
  16. Tướng TQ ‘giải mã’ bất đồng quan điểm của Mỹ về ADIZ ở biển Đông
  17. Đại tá hải quân Trung Quốc bình luận về ADIZ ở Biển Đông
  18. Chủ tịch Trung Quốc hạ lệnh sẵn sàng chiến tranh với Nhật?
  19. Biển Đông: Hơn 1 tháng, 7 lần dậy sóng
  20. Australia ủng hộ Quy tắc Ứng xử Biển Đông
  21. ‘Trung Quốc đã sẵn sàng chiến tranh chớp nhoáng với Nhật Bản’
  22. Philippines: Hải quân sẽ bảo vệ ngư dân nếu TQ khủng bố, đe dọa
Video và Bài nổi bật