Sau Su-30, Việt Nam sẽ mua máy bay chiến đấu nào?

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Việt Nam cần nhập khẩu thêm máy bay mới để đảm bảo sức chiến đấu khi đối phương luôn luôn có những vũ khí phương tiện mới, đồng thời đa dạng hóa lực lượng của mình.
Sau Su-30, Việt Nam sẽ mua máy bay chiến đấu nào?
Đôi cánh ma thuật Su-22 của Không quân Việt Nam

Su-22, nền tảng sức mạnh của không quân Việt Nam trên biển

Với các lô hàng Su-27, Su-30 được nhập khẩu, Không quân Việt Nam đã có những bước chuyển mình đầy mạnh mẽ. Đặc biệt với những máy bay được trang bị hệ thống điện tử nhằm giành ưu thế trong không đối không trên biển như Su-30MK2, Việt Nam đã cho thấy hướng ưu tiên là bảo vệ chủ quyền biển đảo của mình.

Nhưng không thể chỉ dừng lại ở Su-30, Việt Nam cần phải tiếp tục nghiên cứu nhập khẩu thêm những loại máy bay mới nhằm đảm bảo sức chiến đấu khi đối phương luôn luôn có những vũ khí phương tiện mới, đồng thời cần đa dạng hóa lực lượng của chính mình.

Vậy sau Su-30, Việt Nam sẽ mua loại máy bay chiến đấu nào?

Gần đây, có một số thông tin chưa chính thức về việc Việt Nam có ý định mua Su-35. Đây là dòng tiêm kích hiện đại, tiên tiến nhất của Nga hiện nay. Thế nhưng, liệu Su-35 có thật sự là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam trong thời điểm này?

Để có thể trả lời câu hỏi đó, trước hết chúng ta cần tìm hiểu về không quân Việt Nam. Lực lượng Không quân Việt Nam hiện nay có các loại máy bay sau: máy bay cường kích, máy bay tiêm kích, máy bay tuần tra, máy bay do thám, máy bay vận tải, máy bay huấn luyện, máy bay săn ngầm…

Các máy bay tiêm kích của Việt Nam hiện nay bao gồm: Su-30, Su-27, MiG-21. Máy bay Su-27, Su-30 mặc dù có thể làm nhiệm vụ cường kích với số lượng nhỏ nhưng nhiệm vụ chính của nó vẫn là tiêm kích.

Máy bay cường kích của duy nhất của Việt Nam là Su-22. Tính về số lượng hiện nay, có hơn 100 chiếc Su-22 đang hoạt động, con số này chỉ thua MiG-21 (khoảng 250 chiếc) và vượt xa so với tổng Su-27, Su-30 (khoảng 45 chiếc).

Qua đó có thể thấy, lực lượng máy bay cường kích với chủ lực là Su-22 đóng vai trò rất lớn trong Không quân Việt Nam.

Ngoài phi đội Su-22M, tới năm 1989, Không quân Việt nam tiếp nhận thêm nhiều chiếc Su-22M4. Su-22M4 là biến thể được sản xuất cuối cùng của dòng máy bay Su-22 với những cải tiến đáng kể trong hệ thống điện tử. Từ đó đến nay lực lượng Su-22 được giao nhiệm vụ chủ lực trong chiến đấu bảo vệ quần đảo Trường Sa và vùng kinh tế biển phía Nam.

Mặc dù Su-27, Su-30 đóng vai trò là là lực lượng tinh nhuệ, đi đầu thì Su-22 vẫn đóng vai trò nền tảng trong tác chiến không đối hải trên biển Đông.

Tuy nhiên, có một vấn đề không thể tránh khỏi là các máy bay Su-22 đã có tuổi thọ khá cao. Vì thế, Việt Nam cần ưu tiên tìm kiếm một ứng viên khác thay thế "đôi cánh ma thuật" này. Vậy lựa chọn nào phù hợp với Việt Nam?

Ứng viên hoàn hảo thay thế Su-22

Trước hết phải khẳng định rằng Nga sẽ là đối tác mà Việt Nam đặt ưu tiên hàng đầu. Trong các máy bay cường kích của Nga, Su-34 là một lựa chọn hoàn hảo.

Su-34 được thiết kế để thay thế cho loại máy bay cường kích Su-24 và được đánh giá là một trong những chiếc máy bay tiêm kích - ném bom hàng đầu thế giới hiện nay. Su-34 có khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, cả ngày lẫn đêm. Máy bay có khả năng đạt tốc độ lên đến 1.900 km/h .

Được trang bị hệ thống an toàn tích cực với yếu tố là trí thông minh nhân tạo, do vậy, máy bay có thể thực hiện bất kỳ động tác nhào lộn nào. Điều này giúp Su-34 linh hoạt hơn khi tham chiến. Hệ thống này còn cho phép máy bay bay lướt qua trên các ngọn cây và mặt đất với tốc độ cực đại. Su-34 có thể bay kiểu TERCOM (bay men theo địa hình thấp), bay vòng lên tránh những chướng ngại vật bất ngờ và bay xuyên qua khu vực phòng không mặt đất của đối phương.

Máy bay Su-34 của Nga sẽ là một ứng viên sáng giá để thay thế Su-22 của Việt Nam

Máy bay có sức chứa nhiên liệu rất lớn, nó có thể bay liền một mạch 4.000 km mà không cần tiếp dầu. Với 3 lần tiếp nhiên liệu trên không, Su-34 có khả năng để bay đến 14.000 km, một khoảng cách kỷ lục.

Su-34 được trang bị hệ thống vũ khí vô cùng mạnh mẽ gồm 1 pháo 30 mm GSh-30-1 với cơ số 150 viên đạn, 2 giá treo ở đầu cánh tên lửa không đối không R-73, 10 giá treo dưới cánh và thân mang được 8.000 kg vũ khí, bao gồm vũ khí không đối không, không đối đất, không đối biển, tên lửa chống tàu, bom điều khiển laser,...

Các kiểu vũ khí chiến thuật hoặc chiến lược tầm xa để tiêu diệt mục tiêu được sử dụng trên Su-34 gồm tên lửa AS-13/18 Kingbolt, vũ khí chống bức xạ AS-14 Kedge, AS-17 Krypton, vũ khí chống tàu Kh-35 Uran và tên lửa chống tàu tầm xa Kh-41 Moskit.

Với 8 tấn vũ khí, gồm tên lửa siêu âm, hạ âm và bom, Su-34 có thể phá hủy những mục tiêu được bảo vệ và được ngụy trang kỹ càng trong phạm vi 250 km. Thêm vào đó, Su-34 còn được trang bị radar phía sau, có thể dò sóng phát hiện, theo dõi và định hướng cho tên lửa không đối không R-73 hoặc R-77 đuổi theo máy bay địch.

Vấn đề hiện nay là Su-34 mới đang được sản xuất để kịp đưa vào trong trang bị của quân đội Nga nên phải mất một thời gian nữa Su-34 mới có thể được xuất khẩu sang Việt Nam.

Giới bình luận quân sự Nga chỉ đưa ra nhận định: “Tương lai gần, để đảm bảo phòng thủ bờ biển, các vùng kinh tế biển và hải đảo, nếu đúng theo kế hoạch, Không quân Việt Nam sẽ tiếp nhận máy bay cường kích Su–34 với mục đích từng bước thay thế các máy bay Su-22 đã lỗi thời, khi Su–34 có được quy chế xuất khẩu”.

Với khả năng mạnh mẽ của mình, Su-34 sẽ đảm đương tốt vai trò của Su-22, giúp tăng cường đáng kể sức mạnh của Không quân Việt Nam trong công cuộc bảo vệ chủ quyền, biển đảo Tổ quốc.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật