Nha Trang: Thay muỗi tự nhiên bằng muỗi VIP “cắn đau hơn” trên đảo Trí Nguyên!

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trí Nguyên - là một đảo du lịch nổi tiếng nằm trong vịnh Nha Trang (Khánh Hòa). Hiện nay, khu dân cư trên đảo Trí Nguyên là một trong chín nơi trên thế giới được lựa chọn, đang thực hiện một dự án quốc tế, thay quần thể muỗi tự nhiên trên đảo bằng loài muỗi mang một loại vi khuẩn mới…
Nha Trang: Thay muỗi tự nhiên bằng muỗi VIP “cắn đau hơn” trên đảo Trí Nguyên!
Ảnh minh họa
Việc nuôi thả muỗi trên đảo Trí Nguyên tưởng chừng như rất ngược đời với biện pháp “diệt muỗi, diệt lăng quăng” để phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết mà các cơ quan y tế đã phổ biến, tuyên truyền vận động mọi người thực hiện lâu nay.
Thế nhưng đó là dự án nằm trong chương trình “Nghiên cứu loại trừ bệnh sốt xuất huyết toàn cầu”, được Tổ chức Sức khỏe gia đình quốc tế tài trợ để thực hiện.
Trứng muỗi… đi máy bay!
Cho đến nay, khu dân cư trên đảo Trí Nguyên là nơi duy nhất ở Việt Nam được phép triển khai thực hiện dự án trên, nhằm “đánh giá khả năng thay thế của quần thể muỗi Aedes Aegypti mang tác nhân sinh học Wolbachia”, do viện vệ sinh dịch tễ trung ương phối hợp với viện Pasteur Nha Trang và Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa thực hiện.

Vùng vịnh trước xóm Bãi Miễu trên đảo Trí Nguyên – Nha Trang. Ảnh:P. An Định
Dự án quốc tế nghiên cứu khả năng ứng dụng tác nhân sinh học Wolbachia trong phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết này được tiến hành từ năm 2005, hiện đã có 7 quốc gia tham gia, gồm: Úc, Braxin, Indonesia, Trung Quốc, Colombia, Singapore và Việt Nam.
Trên chuyến đò ra đảo Trí Nguyên, khi nghe hỏi chuyện về “dự án muỗi” kể trên, nhiều người dân sống trên đảo đều gọi loài muỗi mà dự án đã nuôi thả trong nhà và khu dân cư của họ là “muỗi mới”.
Theo các nhà khoa học, loài “muỗi mới” này thực ra cũng chính là muỗi vằn có tên Aedes Aegypti nhưng được truyền cho mang vi khuẩn Wolbachia. Đây là vi khuẩn giống như một loài “thiên địch”, có khả năng ức chế vi khuẩn Dengue trong c‌ơ th‌ể muỗi gây bệnh sốt xuất huyết cho người. Còn muỗi vằn Aedes Aegypti tự nhiên là loài vật trung gian chính mang vi khuẩn Dengue, nên khi chích người thì làm lây truyền vi khuẩn Dengue, gây bệnh sốt xuất huyết.
Anh Phan Văn Sơn (50 tuổi, ở Bãi Miễu) cho rằng: “Loại “muỗi dự án” nó không kêu nhưng hình như có vòi dài hơn, xua đuổi kiểu gì nó cũng nhào vô đốt”.
Theo báo cáo của tiến sĩ Trần Như Dương, Phó viện trưởng viện vệ sinh dịch tễ trung ương, khi tham gia thực hiện dự án, kể từ năm 2006, các nhà khoa học của viện đã nghiên cứu truyền cho muỗi Aedes Aegypti mang vi khuẩn Wolbachia. Tiếp đến họ chọn lọc các muỗi cái và muỗi đực mang Wolbachia để nuôi, cho giao phối đẻ ra trứng muỗi cũng mang vi khuẩn vừa nêu. Trứng muỗi mang vi khuẩn Wolbachia sinh sản tại viện vệ sinh dịch tễ trung ương ở Hà Nội lại được chọn lọc, chuyển vào Khánh Hòa cho viện Pasteur Nha Trang.
Sau khi vượt qua gần cả ngàn cây số trên trời lẫn dưới đất bằng ôtô, máy bay, taxi… tựa như “du khách VIP”, tại viện Pasteur Nha Trang trứng muỗi lại được tiếp tục chăm sóc, dưỡng nuôi cho nở thành lăng quăng. Lăng quăng mang vi khuẩn Wolbachia lại được kiểm tra, phân chia theo số lượng quy định, đặt vào cốc nhựa để tiếp tục hành trình cùng các nhân viên của viện Pasteur Nha Trang theo đò vượt biển, đưa đến đặt tại các nhà dân trên đảo Trí Nguyên.

Cuộc chiến… đồng hóa muỗi

Để chuẩn bị cho muỗi mang Wolbachia chào đời, phát tán, sinh sôi trên đảo Trí Nguyên, theo báo cáo của tiến sĩ Trần Như Dương, kể từ tháng 10.2012 đến tháng 3.2013, dự án đã thực hiện rất nhiều công việc chuẩn bị rất bài bản, dân chủ. Đến trước khi tiến hành dự án “đánh giá khả năng thay thế của quần thể muỗi Aedes Aegypti mang tác nhân sinh học Wolbachia” trên đảo Trí Nguyên, có 820 hộ/821 hộ ở đảo đồng thuận, cam kết tham gia thực hiện dự án này.
Tất cả những người dân ở khóm Trí Nguyên mà chúng tôi đã gặp trên đảo đều cho biết “muỗi mới không gây ra sốt xuất huyết”. Thế nhưng theo họ thì: “Muỗi mới lỳ hơn và cắn đau hơn muỗi cũ…”.

Những cư dân ở đảo Trí Nguyên – Nha Trang trên một chuyến đò ra đảo. Ảnh:P. An Định
Cụ Lương Thị Huệ (70 tuổi, ở xóm Bãi Sau) và anh Nguyễn Đức Hùng (anh Thành, 46 tuổi, ở Bãi Miễu) đều kể: “Mở quạt vù vù vậy mà giống “muỗi mới” này nó vẫn cứ nhào vô chích”. Anh Phan Văn Sơn (50 tuổi, ở Bãi Miễu) cho rằng: “Loại “muỗi dự án” nó không kêu nhưng hình như có vòi dài hơn, xua đuổi kiểu gì nó cũng nhào vô đốt”.
Quan sát cốc đựng lăng quăng của dự án được treo tại nhà vợ chồng anh Thành - chị Nguyễn Thị Trợ thì thấy những con lăng quăng chưa kịp “hóa muỗi” có vẻ rất mập, ngắn hơn, vằn vện đậm đen hơn và búng rất khỏe trong cốc.
Theo tiến sĩ Trần Như Dương, trước khi chuẩn bị thả lăng quăng mang vi khuẩn Wolbachia trên đảo Trí Nguyên, liên tục trong vòng ba tháng, kể từ đầu tháng 1.2013, các nhân viên và 60 cộng tác viên cũng là cư dân ở đảo đã đến từng nhà mỗi tuần hai lần để làm sạch bọ gậy, lăng quăng của muỗi tự nhiên. Kết quả kiểm tra vào cuối tháng 3.2013, ước tính đã làm giảm được khoảng 70%-80% muỗi vằn tự nhiên trên đảo.
Tiếp đến, liên tục trong suốt 23 tuần, kể từ tháng 4.2013, mỗi tuần dự án đã cho thả tổng cộng khoảng 16.000 con lăng quăng mang vi khuẩn Wolbachia tại các nhóm nhà dân trên đảo Trí Nguyên. “Muỗi mới” nở từ những lăng quăng này đều mang vi khuẩn Wolbachia và sẽ lao vào “cuộc chiến… đồng hóa”, để xâm chiếm, thay thế cho muỗi vằn tự nhiên mang vi khuẩn Dengue trên đảo gây sốt xuất huyết xưa nay.
Theo kiểm tra, xét nghiệm của dự án, sau 14 tuần đặt lăng quăng mới, hơn 80% số muỗi được bẫy bắt trên đảo Trí Nguyên đều mang vi khuẩn Wolbachia.

Phương án dự phòng

Tiến sĩ - bác sĩ Bùi Trọng Chiến, viện trưởng viện Pasteur Nha Trang cho biết việc lựa chọn để triển khai dự án nhằm bài trừ sốt xuất huyết kể trên tại khu dân cư trên đảo du lịch Trí Nguyên đã được các cơ quan liên quan xem xét rất kỹ. Đó là một đảo nằm tách biệt với đất liền, có quần thể muỗi Aedes cao quanh năm. Số hộ gia đình và cư dân trên đảo tương đối ít, phù hợp với quy mô của dự án và có những điều kiện thuận tiện cho quá trình triển khai.

Giỏ đựng lăng quăng  mang vi khuẩn Wolbachia đặt tại nhà dân ở xóm Bãi Miễu trên đảo Trí Nguyên, TP Nha Trang.  Ảnh:P. An Định
Ngoài sự đồng thuận của người dân trên đảo, sự chấp thuận, đồng ý của UBND tỉnh Khánh Hòa và phường Vĩnh Nguyên, dự án kể trên còn được Hội đồng Y đức trong nghiên cứu y sinh học của Bộ Y tế xem xét, có văn bản chấp thuận nên mới được triển khai.
Theo báo cáo của viện vệ sinh dịch tễ trung ương, các chuyên gia độc lập về y học, sinh học, sinh thái học và y tế công cộng của Việt Nam cũng đã tiến hành đánh giá tác động không mong muốn của dự án. Kết quả “có 46/48 nguy cơ được đặt ra theo giả thuyết đều ở mức gần như không có khả năng xảy ra và có thể bỏ qua. Còn hai nguy cơ về khả năng truyền vi khuẩn Wolbachia sang người và động vật thì được đánh giá ở mức vô cùng thấp”.
Kết quả nghiên cứu cũng như kết quả thực nghiệm phóng thả muỗi Aedes Aegypti mang Wolbachia từ năm 2011 cho thấy tại hai khu dân cư ở một thành phố thuộc bang Queenland (Úc), vi khuẩn Wolbachia không truyền sang người cũng như không truyền ngang sang các động vật ăn muỗi, bọ gậy.
Tuy vậy, để đảm bảo an toàn tuyệt đối khi triển khai tại đảo Trí Nguyên, dự án này còn thực hiện kiểm tra, giám sát chặt chẽ về hai “khả năng” vừa nêu qua các xét nghiệm máu đối với cư dân trên đảo và cả với các mẫu cá, thạch sùng thu thập tại đảo này.
Trong trường hợp xuất hiện các nguy cơ và các vấn đề không tiên lượng trước, trong quá trình triển khai dự án đến tháng 3.2015, dự án sẽ tiêu diệt nhanh và triệt để quần thể muỗi và bọ gậy trên đảo Trí Nguyên…
Muỗi mang Wolbachia hạn chế lây truyền sốt xuất huyết
Theo các thông tin đã được công bố, giáo sư Scott O’neill thuộc Đại học Monash (Úc), được coi là tác giả của phương pháp “tiêm vắcxin” cho muỗi để ngăn chặn dịch bệnh sốt xuất huyết. Ông đã có cuộc tiếp xúc với các nhà khoa học Việt Nam vào tháng 6.2013 và thông tin với báo chí về dự án này.

Giáo sư Scott O’neill cho rằng Wolbachia là vi khuẩn sẽ làm giảm khả năng bị nhiễm vi khuẩn khác của các loài côn trùng, trong đó có vi khuẩn Dengue gây sốt xuất huyết. Do đó, nếu giống muỗi chính làm trung gian lây truyền bệnh dịch sốt xuất huyết là muỗi Aedes Aegypti có mang Wolbachia trong c‌ơ th‌ể thì sẽ hạn chế khả năng làm lây nhiễm vi khuẩn gây sốt xuất huyết. Muỗi không nhiễm vi khuẩn sốt xuất huyết thì không thể truyền vi khuẩn này sang cho người.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật