Bí ẩn đảo Phục Sinh đã được sáng tỏ?

Vietgoden Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Đảo Phục Sinh, nằm lẻ loi giữa Thái bình Dương, từng có thời xanh rờn bóng cọ; các cư dân ở đây có quyền tự hào về chữ viết riêng và những tượng đá khổng lồ. Nhưng ngày nay nó chỉ còn là một hòn đảo trơ trụi đá và nhiều khoa học vẫn cho rằng những người sống trên đảo đã đốn cây chặt rừng gây ra thảm họa sinh thái đó, điều khiến nền văn minh trên đảo lụi tàn. Mới đây, một nhóm các nhà nghiên cứu đưa ra một giả thuyết khác: Rừng cọ trên đảo Phục sinh biến mất không phải vì con người, mà vì... chuột.
Bí ẩn đảo Phục Sinh đã được sáng tỏ?
Các tượng moai – nhân chứng hóa đá duy nhất của một nền văn minh và lý do hủy diệt nền văn minh trên đảo Phục Sinh

Rapa Nui – Hòn đảo lớn

Đúng vào ngày lễ Phục Sinh năm 1722, một nhóm thủy thủ và thuyền trưởng Hà Lan Jacob Roggeveen là những người Âu đầu tiên bước chân lên một hòn đảo nhỏ giữa Thái Bình Dương. Trên mặt họ là sự pha trộn giữa sửng sốt, tò mò và kính sợ khi thấy trên đảo không có bóng người, nhưng lại có những tượng đá sừng sững nhìn ra khơi. Kể từ ngày ấy, hòn đảo 170 km2 xinh xắn – tuy được người bản xứ phong làm Rapa Nui (Hòn đảo lớn) – mang tên chính thức trên hải đồ quốc tế là đảo Phục Sinh.

Đảo đá núi lửa này thuộc về Chile, xa "đất mẹ" tới 3.747 km và cách hòn đảo có người ở gần nhất, là đảo Picairn 2.250 km. Xét về địa lý, nó thuộc về xứ Bách Đảo (Polynesia) thì đúng hơn, vì nó kỳ thực là đầu chót của xứ Bách Đảo. Miếng đất cô đơn này đã có hàng trăm năm biệt lập với thế giới bên ngoài. Trong tiểu vũ trụ ấy đã hình thành một nền văn hóa riêng, có chữ viết riêng Rongorongo – cho đến nay chưa ai giải mã được!

Nhưng Rongorongo chỉ là một trong vô số câu đố bí hiểm trên đảo Phục Sinh. Ví dụ như hơn 900 bức tượng, gọi là "moai", có bức cao tới 10 mét nặng 82 tấn, tạc từ đá núi lửa: Đó là những nhân chứng không chịu mở miệng cho hậu thế biết lý do diệt vong của một nền văn minh. Khi toán thủy thủ của Roggeveen lên đảo thì đa số các "moai" đổ kềnh càng trên mặt đất. Tranh cãi về lý do

 
Những bức tượng khổng lồ trơ gan cùng tuế nguyệt trên đảo Phục Sinh

Các nhà khảo cổ cho rằng người bản xứ dùng con lăn làm bằng thân cây cọ để vận chuyển những bức tượng khổng lồ này từ mỏ đá lava nằm sâu trong đảo tới mép nướp để đặt chúng. Thế nhưng khi lần đầu tiên khi đặt chân lên đảo, thuyền trưởng Roggeveen không hề thấy cọ mọc, mà chỉ thấy một hòn đảo trơ trọi đá. Hôm nay hòn đảo khá nghèo màu xanh: vẻn vẹn 50 loại thực vật, trong đó 10 loại cây và không cây nào mọc cao trên 3 m.

Tuy nhiên sao này, các nhà khoa học đã phát hiện ra các vết phấn hoa sót lại cho thấy ngày xưa từng có giống cọ Jubaea cao hơn 30m mọc trên đảo và cho rằng Phục Sinh từng là một hòn đảo cây cối tươi tốt. Cũng từ đó có ý kiến cho rằng, nền văn minh trên đảo này bị diệt vong là do chính con người nơi đây đã tàn phá thảm thực vật trên đảo, gây ra một thảm họa sinh thái.

Trong cuốn Tại sao các xã hội sống sót hay diệt vong, nhà sinh học tiến hóa Mỹ Jared Diamond thuật lại một tiến trình giả định: người Maya đốt rừng làm rẫy trồng ngô, khiến đất đồi bị mưa bào mòn, dẫn đến hạn hán, kết quả là nền văn minh Maya tự phá nguồn sống của mình, dẫn đến bị diệt vong. Cũng vì lý do tương tự mà người Viking trên đảo Greenland mất tích trong lịch sử. Và hình như đó cũng là nguyên nhân khiến Rapa Nui trở thành một hoang đảo khô cằn.

Thật ra là chuột!

 
Một bức tượng trên đảo Phục Sinh

Lý thuyết của Diamond nghe khá lọt tai. Nó chỉ có một điểm yếu: người Polynesia không đến đảo vào khoảng 800 năm sau Công lịch như vẫn được truyền tụng, mà 400 năm sau đó – theo phân tích đồng vị phóng xạ khá chính xác. Có nghĩa là kết cục đau buồn của văn hóa Rapa Nui chỉ diễn ra trong vòng 150 năm.

Liệu trong vòng 150 năm, con người có thể biến một hòn đảo xanh tươi khá rộng lớn so với số cư dân ít ỏi thời ấy thành một hoang đảo khô cằn như vậy được không? Có lẽ là không.

Song ngay cả khi hoạt động phá rừng của người Polynesia không phải là nguyên nhân duy nhất khiến họ diệt vong, thì họ cũng không hề “trắng án” hoàn toàn: Bởi lẽ họ đã mang lên đảo này một đội quân phá rừng cọ còn ghê gớm hơn họ gấp hàng trăm lần: Đó là… chuột!

Một nhóm nhà khoa học dưới sự chỉ đạo của Terry L. Hunt từ ĐH Hawaii đã đưa ra giả thuyết này vì phát hiện ra các quả cọ ẩn trong lớp trầm tích ở bờ biển cho thấy chúng đều bị gặm nhấm bởi chuột. Theo nhóm khoa học trên, người Polynesia khi đến đảo đã đem theo giống chuột Thái Bình Dương (rattus exulans) trên thuyền. Chúng tìm thấy ở đảo Phục Sinh một điều kiện sinh sôi nảy nở như thiên đường: Ước tính đến năm 1200 sau Công lịch, trên đảo có chừng 2-3 triệu con chuột. Chúng gặm sạch các quả cọ, không còn để mầm cọ phát triển, khiến quá trình hủy diệt các cánh rừng cọ trên đảo diễn ra nhanh hơn.

Phục Sinh không phải là nơi đầu tiên xảy ra hiện tượng này. Trong lịch sử, người Polynesia cũng vô tình phạm tội ấy khi đặt chân lên New Zealand – trước khi Rapa Nui được (hay bị!) phát hiện. Thiếu kẻ thù tự nhiên và đầy rẫy thức ăn, chuột tăng số lượng gấp đôi sau mỗi chu kỳ 7 tuần, hay một đôi chuột sau 30 năm sẽ thành đàn chuột 17 triệu con! New Zealand đã vĩnh viễn mất nhiều loài thực vật vì chuột.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật