Thế giới đối mặt với nguy cơ thiếu lương thực năm 2050

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Các nhà khoa học nghiên cứu thấy sản lượng lương thực toàn cầu sẽ không đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ gia tăng nếu không mở rộng diện tích đất trồng.
Thế giới đối mặt với nguy cơ thiếu lương thực năm 2050
Ảnh minh họa

Theo nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Đại học Minnesota, Mỹ, tốc độ tăng sản lượng ngũ cốc sẽ không bắt kịp nhu cầu tiêu thụ đến năm 2050. Dựa trên cơ sở gia tăng năng suất cây trồng từ năm 1988 đến 2008, sản lượng ngô thế giới có thể tăng 67% đến năm 2050, sản lượng gạo tăng 42%, lúa mì tăng 38% và đậu tương tăng 55%.

Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tăng nhanh tính đến năm 2050, sản lượng lương thực ước tính phải tăng 60% đến 110%. Theo ông Deepak Ray, trưởng dự án nghiên cứu này, để tăng gấp đôi sản lượng lương thực đến năm 2050 có nghĩa là trung bình mỗi năm sản lượng tăng 2,4%.

Các nhà nghiên cứu đánh giá tốc độ tăng sản lượng trung bình của ngô hiện nay đạt 1,6%/năm, gạo đạt 1%/năm, lúa mì là 0,9%/năm và đậu tương tăng 1,3% mỗi năm. Như vậy, các nhà khoa học chỉ rõ rằng: "Tốc độ tăng sản lượng trồng nông sản hiện nay sẽ không đủ để nuôi sống người dân toàn cầu năm 2050".

Các chuyên gia cho rằng biện pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề khủng hoảng lương thực trong tương lai này là tăng quỹ đất cho nông nghiệp và tăng năng suất cây trồng nhờ tăng cường quản lý sản xuất. Ngoài ra, sự thay đổi chế độ ăn nhiều thực vật, giảm lãng phí lương thực cũng là những biện pháp có hiệu quả.

Theo đó, đến năm 2050, năng suất trồng ngô phải tăng lên 8,6 triệu tấn/ha từ mức 5,2 tấn/ha năm 2008. Sản lượng ngô sẽ phải đạt 1,02 tỷ tấn năm 2025 và 1,34 tỷ tấn năm 2050, gấp đôi so với hiện nay.

Sản lượng gạo sẽ phải đạt 394 triệu tấn năm 2050, lúa mì là 388 triệu tấn và đậu tương là 107 triệu tấn, theo nghiên cứu của các nhà khoa học.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật